Trung Quốc đưa vào sản xuất giống lúa được lai tạo giữa lúa và tre

Bình luận · 121 Lượt xem

Đây là thành quả tiên phong của thế giới trong tạo ra giống lúa từ lai giữa lúa trồng với một loài thực vật khác và được đưa vào trồng trên đồng ruộng.

'Cha đẻ lúa lai' Viên Long Bình (Yuan Longping).

“Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình (Yuan Longping).

Trung Quốc vừa công bố đã trồng trên đồng ruộng giống lúa mới được lai tạo giữa lúa và tre, gọi là giống “lúa tre” có các đặc điểm vượt trội về năng suất, tính chống chịu, đồng thời có phẩm chất gạo đặc biệt về giá trị dinh dưỡng và dược liệu.

Lúa tre có dạng hình thân cao, cứng cây, bông to như cây cao lương là mơ ước của cha đẻ giống lúa lai Giáo sư Viên Long Bình (Yuan Longping) lúc sinh thời.

Đây là thành quả tiên phong của thế giới trong tạo ra giống lúa từ lai giữa lúa trồng với một loài thực vật khác và được đưa vào trồng trên đồng ruộng. Lai xa giữa lúa trồng và lúa hoang (cùng chi Oryza) đã tạo được các giống lúa mới đưa vào sản xuất, nhưng lai giữa lúa trồng với một loài thực vật khác để tạo ra giống là việc rất khó, vì vậy thông tin trên đây là một sự đột phá về khoa học.

Trên thế giới cũng đã có các nghiên cứu về lai giữa lúa trồng với vài loài cỏ như Porteresia coarctata hoặc Leersia perrieri với mong muốn đưa các đặc tính chống chịu của cỏ vào lúa nhưng chưa tạo ra giống như thành công lai giữa lúa và tre ở Trung Quốc.

Một trong những đặc điểm của giống lúa này là cây mọc cao, bông lớn. Giống lai gốc có thể cao tới hơn 2m, được đánh giá là 'nổi bật trong các loại lúa'.

Một trong những đặc điểm của giống lúa này là cây mọc cao, bông lớn. Giống lai gốc có thể cao tới hơn 2m, được đánh giá là “nổi bật trong các loại lúa”.

Lịch sử nghiên cứu chọn tạo giống lúa tre

Theo phân loại thực vật, lúa và tre có chung họ Hòa thảo (Gramineae) nhưng khác chi, lúa thuộc chi Oryza trong khi tre thuộc chi Bambusa nên việc lai giữa lúa và tre với cách biệt về di truyền lớn là việc gần như không tưởng, dù lúa và tre có số cặp nhiễm sắc thể như nhau (12 cặp).

Nhưng vào năm 1971, được khích lệ từ sự thành công tạo dòng bất dục đực ở lúa của Giáo sư Viên Long Bình một năm trước đó, nhà nghiên cứu Trung quốc Zhong Zangmei ở Viện Khoa học Nông nghiệp Haifeng, tỉnh Quảng Đông phát hiện cây tre ra hoa, dẫn đến ý tưởng lai tạo giữa lúa và tre. Ông trồng lúa và tre cạnh nhau và nhận thấy giữa hai loài có thể thụ phấn chéo tự nhiên.

Công trình nghiên cứu của ông kéo dài đến gần 40 năm. Đến năm 2007 công trình khoa học lai xa giữa lúa và tre được Cục Khoa học và Công nghệ Mai Châu (Meizhou), tỉnh Quảng Đông  phê duyệt công bố và đến 2011, công trình nghiên cứu về đặc tính chi tiết của giống lúa tre được công bố tiếp theo.

Thành tựu tạo giống lúa tre gây được sự chú ý khi tỉnh Quảng Đông đem lúa tre đến triển lãm quốc tế Expo 2015 tại Ý. Trong năm 2021 và 2022, giống lúa tre được chính thức trồng ở tỉnh Quảng Đông và được Công ty Khoa học công nghệ Lúa tre Quảng Đông chuyển giao vào sản xuất.

Đặc điểm vượt trội của lúa tre

Bài liên quan

Các đặc tính của lúa tre trong sản xuất và đặc tính chất lượng gạo được đánh giá độc lập bởi các Viện, Trường và Tổ chức Kiểm định của Bộ Nông nghiệp Trung quốc cho thấy:

Về mặt năng suất, lúa tre cho năng suất tương đương với các giống lúa lai tốt nhất đang được trồng (trên 10 tấn/ha) nhưng có các đặc tính nổi trội khác, bao gồm:

- Gạo giàu chất dinh dưỡng như selen, canxi, magie, kali, kẽm, đồng, sắt…  và có chứa flavonoid của tre, là chất chống oxy hóa,và ức chế vi khuẩn và chống lão hóa. Vì vậy về phẩm chất gạo, lúa tre có giá trị dinh dưỡng cao và  có giá trị dược liệu. Đồng thời, hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng có hại cho cơ thể con người ở mức rất thấp. Ví dụ như chì ở lúa tre là 0,062 mg/kg, thấp hơn nhiều so với ngưỡng tiêu chuẩn tại Trung Quốc (0,2 mg/kg).

- Tính chống chịu rất cao với điều kiện bất lợi như hạn, mưa bão, bệnh hại… do kế thừa các đặc tính chống chịu của tre.

Theo thường thức, tre là một loại cây và lúa là một loại cỏ, nhưng thực tế chỉ ra tre là một loài 'cỏ cao'.

Theo thường thức, tre là một loại cây và lúa là một loại cỏ, nhưng thực tế chỉ ra tre là một loài “cỏ cao”.

Ông Zhong Zhangmei và ruộng lúa tre của mình.

Ông Zhong Zhangmei và ruộng lúa tre của mình.

Lúa tre có một số ưu điểm mà lúa lai thông thường khó có được, được ghi nhận là một bước tiến khả quan trong quá trình cải thiện giống lúa lai.

Lúa tre có một số ưu điểm mà lúa lai thông thường khó có được, được ghi nhận là một bước tiến khả quan trong quá trình cải thiện giống lúa lai.

Phát triển lúa tre trong sản xuất

Diện tích trồng lúa tre đến nay còn hẹp và giới hạn ở tỉnh Quảng Đông. Do sản xuất còn ít và chất lượng gạo ưu việt nên giá gạo của lúa tre còn rất cao, gấp khoảng 5 lần so với lúa thường. Khi diện tích tăng lên, giá gạo lúa tre sẽ giảm.

Hiện tại vẫn còn sớm để đánh giá sự tác động của công nghệ lúa tre vào sản xuất trên diện rộng, tuy nhiên ở khía cạnh khác, lúa tre có thể là nguồn vật liệu di truyền rất quý để làm cầu nối chuyển các đặc tính ưu việt vào các giống lúa thuần và lúa lai không những ở Trung quốc mà nhiều nước trồng lúa khác trên thế giới.

Bình luận