Chặng 'hạ cánh' gập ghềnh của kinh tế thế giới

Bình luận · 91 Lượt xem

Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy kinh tế thế giới vẫn đang trên đà giảm đến năm 2024 dù nguy cơ suy thoái đã bớt phần nào. Sự hồi phục được dự đoán sẽ bắt đầu vào những năm tiếp sau đó

Facebook

Twitter

Sao chép liên kết

Nghe đọc bài

 

Kinh doanh

Tài chính

Doanh nghiệp

Mua sắm

Đầu tư

11/10/2023 08:18 GMT+7

Chặng 'hạ cánh' gập ghềnh của kinh tế thế giới

 

TRẦN PHƯƠNG

TRẦN PHƯƠNG

TRẦN PHƯƠNG

 

 

Nghe đọc bài

-:-

1x

Nữ miền Nam

Dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy kinh tế thế giới vẫn đang trên đà giảm đến năm 2024 dù nguy cơ suy thoái đã bớt phần nào. Sự hồi phục được dự đoán sẽ bắt đầu vào những năm tiếp sau đó.

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và cảnh báo nước này về thị trường bất động sản - Ảnh: AFP

IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và cảnh báo nước này về thị trường bất động sản - Ảnh: AFP

 

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất ngày 10-10, IMF giữ nguyên kỳ vọng so với hồi tháng 7-2023, cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay nhưng giảm dự báo của năm 2024 xuống còn 2,9%. 

 

Nó đánh dấu đà giảm liên tục từ mốc 3,5% của năm ngoái. IMF cho rằng kinh tế toàn cầu vẫn đang theo hướng "hạ cánh mềm". Tuy nhiên vẫn còn những biến số từ lạm phát hay các rủi ro mới chưa được tính đến, ví như xung đột Israel - Hamas vừa xảy ra.

 

Kinh tế đang "đi khập khiễng"

Trong báo cáo, IMF cho biết kinh tế thế giới đã chống chịu rất tốt và tiếp tục hồi phục sau dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Dù vậy, tăng trưởng hiện còn chậm, không đồng đều và sự chênh lệch ngày càng tăng trên toàn thế giới. Những yếu tố khác như lãi suất tăng, thiên tai và các biện pháp hỗ trợ kinh tế bị cắt giảm cũng đang kéo tăng trưởng chậm lại.

 

"Nền kinh tế toàn cầu đang "đi khập khiễng" chứ không phải chạy nước rút", báo cáo mô tả. Trong nhóm các nền kinh tế phát triển, khoảng cách triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu ngày một tăng. IMF dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng 2,1% trong năm nay và tăng 1,5% vào năm 2024, trong khi châu Âu tăng trưởng tương ứng là 0,7% và 1,2%.

 

IMF thậm chí cho rằng Đức ngày càng lún sâu vào lạm phát hơn dự kiến, chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm nay. Trong nhóm này, Mỹ là nước duy nhất tăng trưởng vượt mức trước đại dịch. 

 

Nhà kinh tế trưởng Pierre-Olivier Gourinchas của IMF chỉ ra nhiều lý do như kinh tế Mỹ ít bị ảnh hưởng bởi tăng lãi suất, chi tiêu tiêu dùng linh hoạt và hỗ trợ tài chính nhiều hơn, và chủ yếu từ việc Mỹ kiếm được nhiều tiền nhờ xuất khẩu năng lượng trong lúc giá cả tăng vọt vì xung đột.

 

Trong nhóm các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc và Ấn Độ cũng tăng trưởng với tốc độ khác nhau. Báo cáo của IMF dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2023 và 4,2% trong năm sau. Trong khi đó Ấn Độ được coi như điểm sáng với mức tăng trưởng đều 6,3% trong năm nay và năm sau.

 

Ông Gourinchas cảnh báo Bắc Kinh cần có "hành động mạnh mẽ" để làm trong sạch lĩnh vực bất động sản, nếu không "vấn đề đó sẽ trở nên trầm trọng hơn". Triển vọng của Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dù khu vực này được đánh giá có mức giảm ít, tăng trưởng lần lượt 5,2% và 4,8% trong năm nay và năm sau. Trong đó, IMF dự báo Việt Nam tăng trưởng 4,7% trong năm nay và 5,8% vào năm 2024.

Vẫn cần ưu tiên chống lạm phát

Dù tránh được phần nào nguy cơ suy thoái, nhưng chặng "hạ cánh mềm" sẽ vô cùng "dằn xóc". Về trung hạn, IMF ước tính kinh tế thế giới tăng trưởng 3,1% vào năm 2028, thấp hơn nhiều so với triển vọng 5 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009. "Chúng ta có sự không chắc chắn", ông Gourinchas nói.

 

Đó là chưa kể nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế trong năm 2024. Theo IMF, lạm phát đang trên đà giảm, dự kiến vào khoảng 6,9% trong năm nay và 5,8% vào năm sau. Nhưng như vậy vẫn chưa ổn và vẫn còn nguy cơ lạm phát lại bùng lên, theo ông Gourinchas.

 

Ngoài ra, IMF nói đầu tư đã giảm thấp hơn so với trước đại dịch. Các doanh nghiệp ngại mở rộng và chấp nhận rủi ro trong bối cảnh lãi suất tăng, nhiều tổ chức tín dụng ngừng hỗ trợ tài chính và các điều kiện cho vay khắt khe hơn.

Theo nghiên cứu của IMF, giá dầu tăng 10% sẽ làm giảm sản lượng toàn cầu khoảng 0,2% trong năm sau và đẩy lạm phát toàn cầu lên khoảng 0,4%. Trong khi đó, cuộc xung đột Israel - Hamas bùng lên trước khi IMF chốt lại báo cáo cũng có thể đặt ra những rủi ro mới dù ông Gourinchas nói vẫn còn quá sớm để dự báo xung đột đó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu như thế nào.

 

Ông Gourinchas cho biết IMF đang khuyên các nước tiếp tục cảnh giác về chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu một cách lâu dài, đồng thời củng cố lại bộ đệm tài chính để giảm sốc những thách thức hoặc khủng hoảng trong tương lai. Trong khi đó, bà Kristalina Georgieva, tổng giám đốc IMF, cũng cho rằng chống lạm phát nên là ưu tiên hàng đầu.

Bình luận