Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2023 của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn, với giá trị 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến năm 2023, cả nước sẽ sản xuất được từ 43,2 - 43,4 triệu tấn lúa, tăng 1,8 – 2,0% so với năm 2022. Sản lượng này sẽ đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu từ 7,5-7,8 triệu tấn gạo, với giá trị khoảng 4,1 tỷ USD.
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI "CHAO ĐẢO"
Cuối tháng 7/2023, Bloomberg đưa tin thị trường gạo quốc tế đang “chao đảo”, khi Ấn Độ (quốc gia chiếm 40% sản lượng xuất khẩu gạo toàn cầu) thông báo cấm xuất khẩu gạo. Theo phân tích của Bloomberg, quyết định này tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đánh giá: "Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể gây ra tác động tương tự như việc Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen bị đình chỉ, đẩy giá gạo ở các nước khác tăng cao. Giá ngũ cốc toàn cầu có thể tăng 10-15% trong năm nay”.
THỊ TRƯỜNG
Khung pháp lýCông nghiệpXuất nhập khẩuNông sảnThị trường
16:30 07/08/2023
Cả thế giới “sốt hừng hực” vì thiếu gạo và “hành động” của Việt Nam
Chu Khôi -
Trong bối cảnh nhu cầu và giá gạo trên thế giới tăng cao, Cục Trồng trọt cho biết sẽ cơ cấu tăng 50.000 ha gieo trồng lúa vụ thu đông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...
Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội "một mình một chợ".
Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội "một mình một chợ".
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2023 của Việt Nam đạt 4,84 triệu tấn, với giá trị 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến năm 2023, cả nước sẽ sản xuất được từ 43,2 - 43,4 triệu tấn lúa, tăng 1,8 – 2,0% so với năm 2022. Sản lượng này sẽ đảm bảo an ninh lương thực trong nước và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu từ 7,5-7,8 triệu tấn gạo, với giá trị khoảng 4,1 tỷ USD.
THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI "CHAO ĐẢO"
Cuối tháng 7/2023, Bloomberg đưa tin thị trường gạo quốc tế đang “chao đảo”, khi Ấn Độ (quốc gia chiếm 40% sản lượng xuất khẩu gạo toàn cầu) thông báo cấm xuất khẩu gạo. Theo phân tích của Bloomberg, quyết định này tác động đến 25% tổng gạo xuất khẩu của Ấn Độ.
Ông Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đánh giá: "Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có thể gây ra tác động tương tự như việc Thỏa thuận ngũ cốc biển Đen bị đình chỉ, đẩy giá gạo ở các nước khác tăng cao. Giá ngũ cốc toàn cầu có thể tăng 10-15% trong năm nay”.
"Trước việc nhiều nước hạn chế xuất khẩu gạo, đây là thời cơ cho xuất khẩu gạo Việt Nam với giá trị, chất lượng cao. Đây cũng là cơ hội cho người trồng lúa, đặc biệt là người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập”.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Nối gót” Ấn Độ, ngày 29/7/2023, cơ quan chức năng Nga thông báo ngừng xuất khẩu gạo đến hết năm 2023 nhằm hỗ trợ thị trường nội địa. Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) thông báo dừng xuất khẩu gạo trong vòng bốn tháng, hiệu lực ngay lập tức. Nga và UAE không nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc theo sau Ấn Độ để "hỗ trợ thị trường trong nước" khiến thị trường xuất, nhập khẩu gạo thế giới thêm biến động.
Hiện gạo là lương thực thiết yếu của khoảng 3 tỷ người trên thế giới. Việc nhiều quốc gia ngừng xuất khẩu gạo đang tăng sức ép lên giá gạo toàn cầu, trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp các quốc gia khác lo ngại hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng. Ngay cả Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, nay cũng mang nỗi lo sản lượng gạo giảm, vì nhiều vùng nông thôn ở quốc gia này đang gặp hạn hán, mất mùa.
Theo Reuters, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo trên thế giới giảm đến 8,9 triệu tấn, xuống còn 173,5 triệu tấn trong niên vụ 2022-2023, đến niên vụ 2023-2024 nhiều khả năng chỉ còn khoảng 170 triệu tấn.
GIÁ LÚA TĂNG CAO, DOANH NGHIỆP "ĐÓNG CỬA KHO"
Chưa khi nào có cơ hội tuyệt vời như lúc này, thế nhưng thay vì gia tăng ký hợp đồng để tận dụng cơ hội, thì doanh nghiệp Việt Nam lại bỗng dưng “đóng cửa kho”, từ chối ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo.
Giải thích nguyên nhân này, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành IV, cho biết rất nhiều khách hàng đặt vấn đề đàm phán mua gạo nhiều hơn từ Việt Nam. Tuy nhiên, lượng đơn hàng đã ký trước đó còn nhiều, trong khi giá gạo thị trường nội địa tăng cao (có ngày tăng 100-200 đồng/kg) và doanh nghiệp đã cạn hàng trong kho. Bây giờ chào giá cũng không ai dám, vì không có hàng tồn kho để bán, nếu thu mua gạo trong dân thì xuất khẩu sẽ bị lỗ, nên hiện chỉ giao trả các đơn hàng xuất khẩu đã ký từ trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng cao. Chỉ tính 2 loại lúa (thóc) luôn có giá rẻ nhất, là IR50404 và OM 5451 hiện cũng đã cao ngất ngưởng. Cụ thể: IR50404 lên mức 6.500 đồng/kg; lúa OM 5451 lên mức 6.800 đồng/kg; lúa Đài thơm lên mức 6.950 đồng/kg. Các loại lúa phẩm cấp cao, lúa đặc sản, nông dân bán tại ruộng với giá từ 8.000 đồng/kg trở lên, có loại lên tới 15.000 đồng/kg.
Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho thấy giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam vào cuối tháng 7/2023 đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái lên 558 USD/tấn. Tuy nhiên, theo tính toán, cứ 2 kg lúa (thóc) sau khi xay xát và sấy, sẽ cho ra 1 kg gạo. Với giá lúa hiện nay, giá thành của gạo loại rẻ nhất (bao gồm cả chi phí xay xát và sấy, vận chuyển) là 15.000 đồng kg, tương đương với 650 USD/tấn. Như vậy, bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ lỗ 100 USD/tấn.
YẾU TỐ TÂM LÝ ĐẨY GIÁ LÊN CAO
Nêu thực tế của doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết công ty đã phải đóng cửa kho, tạm ngưng chào giá ký hợp đồng mới. Chúng tôi đang phải “vét kho” để trả đơn hàng đã ký trước đó. Bây giờ nếu mình ký tiếp, trong khi tồn kho không có, còn giá thị trường nội địa biến động như hiện nay, thì rủi ro rất lớn.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khẳng định nguồn cung gạo trong nước không thiếu, nhưng hiện có vấn đề về tâm lý, đã đẩy giá gạo lên cao. Điều này không chỉ ảnh hưởng xuất khẩu, mà còn ảnh hưởng đến đời sống người tiêu dùng trong nước