Tuyên truyền về IUU đến ngư dân - biện pháp giảm khai thác thủy sản bất hợp pháp

Bình luận · 220 Lượt xem

Thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo qui định IUU, nhất là Quyết định số 81 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 4, các địa phương ven

Bến Tre có hơn 2.000 tàu hoạt động vùng khơi, chiếm tỉ tỷ lệ gần 73% so với tổng tàu cá; trong đó có gần 90% tàu được cấp giấy phép khai thác; 86% tàu được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. Để quản lý tàu cá, đến nay Bến Tre có 2.002/2.034 tàu được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; số tàu còn lại chưa hoạt động. Tất cả dữ liệu đội tàu đã được cập nhật đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia theo quy định.

Hiện toàn tỉnh có 8 đơn vị tham gia giám sát tàu cá qua Hệ thống giám sát của Cục Thủy sản. Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng đã phát hiện trên 1.500 lượt tàu mất tín hiệu kết nối trên biển; trong đó có 106 tàu mất tín hiệu trên 10 ngày do nhiều nguyên nhân. Tất cả chủ tàu đều được mời làm việc yêu cầu chủ tàu tự khắc phục tín hiệu hoặc đưa tàu về bờ trước 10 ngày; lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 10 tàu với số tiền hơn 342 triệu đồng. Đồng thời các ngành chức năng còn phát hiện 36 tàu khai thác vượt ranh, đã làm việc 16 chủ tàu, giáo dục, nhắc nhở yêu cầu cam kết không vi phạm; ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 03 thuyền trưởng, tổng số tiền phạt 137,5 triệu đồng.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bến Tre chưa có tàu khai thác vi phạm bị nước ngoài bắt giữ xử lý. Công tác quản lý tàu cá hoạt động xa khơi đang được chính quyền và các ngành chức năng tỉnh Bến Tre tiếp tục tăng cường; trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở, phân công cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ khai thác biển.

 

Ông Khổng Minh Tặng, Chủ tịch UBND xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri cho biết, dù phương tiện đánh bắt hải sản tại địa phương không nhiều nhưng công tác phòng chống vi phạm IUU luôn được đặc biệt quan tâm và từ trước đến nay không có tàu cá nào vi phạm: “Ở xã Bảo Thạnh làm rất tốt, từ trước đến nay không có tàu nào vi phạm IUU. Mình đã thành lập Ban chỉ đạo và có phân công cán bộ, đảng viên đến từng nhà chủ tàu, để tuyên truyền, vận động để cài đặt các phương tiện định vị… ngư dân thực hiện tốt lắm”.

 

Tất cả bắt nguồn từ ý thức của từng ngư dân

 

Ngư dân Nguyễn Văn Thủy, ngụ khóm 6, thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) cho biết, như trước đây, tàu đánh bắt trên biển chủ yếu theo kiểu truyền thống, hầu như không ai ghi nhớ sản lượng, nguồn gốc thủy sản sau khai thác. Tuy nhiên, từ khi Nhà nước tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, các tàu cá luôn ý thức và chấp hành nghiêm việc ghi nhớ sản lượng đánh bắt và chứng minh nguồn gốc khai thác đánh bắt thủy sản trên biển.

 

“Hiện nay, mỗi khi tàu cá từ khi xuất bến đến khi về đất liền đều mở thiết VMS 24/24, thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu cam kết không vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình không chỉ góp phần cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của EC mà còn giúp cho tàu bè hoạt động an toàn hơn, nhất là khi có bão tố, thời tiết xấu trên biển...”, ngư dân Nguyễn Văn Thủy chia sẻ.

 

Theo thống kê từ UBND tỉnh Cà Mau, tính từ đầu năm đến nay, tỷ lệ đánh dấu tàu cá và tàu cá đang hoạt động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã đạt tỷ lệ 100%. Đồng thời, cập nhật đầy đủ 100% dữ liệu tàu cá của tỉnh trên Hệ thống phần mềm VN-Fishbase và Hệ thống giám sát tàu cá. Bên cạnh đó, hàng tuần, ngành chức năng lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi, quản lý; kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại các trạm kiểm soát biên phòng với gần 60.000 lượt tàu/287.000 lượt người ra biển hoạt động.

Song song đó, việc theo dõi, giám sát 24/7 tại Hệ thống giám sát tàu cá, đảm bảo kiểm soát 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động trên biển. Mặt khác, địa phương đã thành lập thêm 9 chốt kiểm tra, kiểm soát lưu động tại các cửa biển không có trạm kiểm soát biên phòng; mở trên 2.000 lượt tuần tra, kiểm soát lưu động ven biển, các cửa biển, kiểm soát chặt chẽ không để tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, mất tín hiệu kết nối thiết bị giám sát hành trình và thiếu thủ tục, giấy tờ ra biển hoạt động...

 

Với sự chủ động, quyết tâm rất cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay ngư dân Cà Mau hầu hết đều có sự hiểu biết nhất định về chống khai thác thủy, hải sản bất hợp pháp, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của ngư dân đã được nâng lên rõ rệt.

 

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết: Các tỉnh, thành phố ven biển đã ban hành Kế hoạch hành động, đồng thời tăng cường nguồn lực chống khai thác IUU tại địa phương. Một số địa phương đã đẩy mạnh truyền thông, phối hợp với các lực tăng cường tuyên truyền cho ngư dân không đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, quan trọng vẫn là ý thức của ngư dân: "Cách tiếp cận phải từ người dân đi lên. Người dân không có ý thức thì không có đủ lực lượng để giải quyết được.Với hơn 1 triệu km vuông trên biển và hơn 4 nghìn km bờ biển, phạm vi rộng như vậy thì các lực lượng không thể giải quyết triệt để nếu như ngư dân không ý thức".

Bình luận