Kho Mường huyền bí
Thôn Kho Mường nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc Gia Pù Luông (Bá Thước, Thanh Hóa). Xe khách phải dừng cách trung tâm thôn vài cây số vì đường khó đi.
Như mọi ngày, đội xe ôm tự quản xã Thành Sơn đã chờ sẵn ở đầu con dốc để đón khách. Đường vào Kho Mường một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu, nhưng chẳng thể làm khó được cánh tài xế với tay lái điêu luyện.
Cung đường vào thôn chỉ rộng chừng sải tay người lớn. Chiếc xe máy cà tàng của bác tài liên tục chao đảo, nhảy chồm lên mặt đường để thoát thế trận “phục kích” của ổ gà và bùn đất nhão nhoẹt. Bác tài gồng mình, giữ chắc tay lái, dang rộng hai chân để giữ thăng bằng ôm cua vượt qua những cung đường hiểm.
Đường vào thôn dài khoảng 2km, nhưng có đến cả chục đoạn cua gấp khúc khiến xe luôn trong tình trạng cài số, gầm gào nhả khói đen kịt. Khách du lịch luôn trong tình trạng bị hất về phía sau, có lúc lại nhảy chồm về phía trước trên những cung đường ngoằn nghoèo. Người điều khiển phương tiện nếu chủ quan tay lái là rơi xuống vực như chơi.
Anh bạn cùng đoàn công tác ngồi sau xe, tay ôm chặt cứng bác tài, thi thoảng lại thét lên vì sợ hãi, có lúc lại hí hửng rút điện thoại trong túi để ghi lại những khoảnh khắc trải nghiệm thú vị.
Ấy vậy mà cánh tài xế vẫn tự tin, bình bình thản, buông lời đùa cợt: “Đã đi du lịch khám phá thì phải nếm trải cảm giác mạnh chứ! Các chú không quen nên sợ là phải. Tôi chở khách vài năm nay có ai bị làm sao đâu”.
Thôn Kho Mường hun hút giữa rừng già. Nơi đây được ví như “Sapa giữa lòng Thanh Hóa”. Ánh sáng mặt trời chưa kịp đổ đã bị nuốt chửng bởi màn sương dày đặc sáng sớm. Cả vùng đất còn say ngủ bất chợt bị đánh thức bởi tiếng gà gáy giữa đại ngàn. Bản làng lác đác vài ngôi nhà thoáng ẩn thoáng hiện, nằm nép mình bên những ngọn đồi chênh vênh, lắt lẻo.
Theo một số già làng, “Kho” trong tiếng Mường có nghĩa là cái gốc, “Mường” là làng. “Kho Mường” chính là nơi đầu tiên con người lập nghiệp. Theo tiếng Thái, Kho Mường còn có tên gọi là Hua Mường.
Thôn Kho Mường có 60 hộ với hơn 200 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Thái; sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, ngô, sắn và phát triển du lịch sinh thái.
Phía trước các ngôi nhà sàn là những thửa ruộng bậc thang thoai thoải, khoe vẻ đẹp theo mùa… Thời điểm Kho Mường đẹp nhất là từ tháng 5 và tháng 10 khi lúa chín rộ. Bản làng khi ấy hiện hữu sự trù phú, với tông màu rực rỡ sắc vàng, xen lẫn màu xanh nguyên sơ của núi rừng.
Bao quanh Kho Mường là một màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng già nguyên sinh hoang sơ và rừng cây ăn quả quanh năm ôm ấp, bảo vệ xóm làng.
Chạy dọc thung lũng là các con suối tự nhiên bắt nguồn từ những cánh rừng, khe núi, đổ thẳng về bản. Dân bản chưa bao giờ phải dùng nước giếng khoan: “Nước suối chảy quanh năm suốt tháng, vừa ngọt, vừa mát lại sạch sẽ nên nhà nào cũng sử dụng để sinh hoạt, ăn uống hằng ngày”, một người dân tại bản Kho Mường cho biết.
Nằm trong quần thể hang động được phát hiện trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa, hang Kho Mường (hay còn gọi là hang Dơi) đã trở thành một điểm đến đầy sức hút, gợi cho du khách cảm giác huyền bí.
Đây là một trong số các hang động đẹp nằm trong quần thể các hang động được phát hiện trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đường vào hang Dơi dốc và trơn, với những mảng đá lô nhô, như dọa dẫm thách thức. Những nhũ đá từ bao đời khắc nên vô số những hình người, hình cây và mãnh thú vô cùng kỳ dị.
Hang Kho Mường là nơi trú ngụ của nhiều loại dơi, trong đó có cả những loài dơi ăn thịt côn trùng và những loài ăn quả. Chúng là những loài quan trọng trong việc kiểm soát côn trùng gây hại. Kho Mường như tách biệt với phần còn lại của thế giới, nhưng nơi đây luôn là điểm hút khách của giới trẻ và những du khách ưa trải nghiệm, du lịch sinh thái.
Người dân bản Kho Mường chỉ trồng vài gốc cam đã bằng thu hoạch cả vụ lúa
Kho Mường nay ít gặp cảnh cơm nương, củ sắn cho qua bữa. Nhiều hội dân trong thôn đã thoát nghèo và có thu nhập ổn định nhờ khai thác lợi thế từ thiên nhiên trong việc phát triển loại hình du lịch trải nghiệm gắn với bảo vệ các giá trị truyền thống, cốt lõi của bản làng.
Cánh tài xế vừa kiêm xe ôm thong dong nghỉ ngơi tại khu vườn của ông Ngân Văn Hiên sau quãng dường vượt dốc thấm mệt. Họ vừa là nông dân, xe ôm và cũng làm luôn hướng dẫn viên du lịch: “Ông chủ vườn ở đây đa năng lắm! ông ấy trồng con gì, nuôi con gì cũng mát tay. Các chú có mua mật ong xịn không, ông ấy bán cho? Mật ong sạch và có thương hiệu rồi”, một tài xế chia sẻ.
Ông Ngân Văn Hiên là chủ vường cam giấy rộng hơn 2ha. Biết có khách ghé thăm vườn, ông Hiên để sẵn thúng cam đã hái mang ra chiêu đãi mọi người.
“Cam ở đây không bao giờ phun thuốc, nên các chú ăn vô tư. Cùng lắm là chỉ cải tạo đất và bón phân cho cây. Mình làm trang trại kết hợp du lịch sinh thái nên trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải sạch để phục vụ khách”, ông Hiên cho biết.
Nhiều vị khách tỏ ra bất ngờ bởi ở nơi hoang vu, hẻo lánh như Kho Mường vẫn có những nông trại trù phú đến vậy. Hơn chục năm sau khi phá bỏ vườn tạp để chuyển sang mô hình nông trại với cây trồng chủ lực là cam giấy, hiện tại trên khoảng đất rộng 2ha của gia đình ông có tới hàng nghìn gốc cam trĩu quả, được trồng thành hàng thẳng tắp và đang cho thu hoạch khiến khách tham quan không thể rời mắt.
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Hiên được đánh giá là không kém các miệt vườn cây trái nổi tiếng của cả nước... Cam giấy được bán cho khách du lịch và người dân địa phương trong vùng với giá bình quân 20 nghìn đồng/kg. Hằng năm gia đình ông Hiên thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng từ tiền bán cam và bán vé du lịch tham quan.
“Tính ra, nếu cam được mùa, thì chỉ cần 2 cây cam là bằng thu hoạch cả một vụ lúa. Trong khi đó, làm lúa rất vất vả, năng suất lại không cao, thu nhập bấp bênh…”, ông Hiên chia sẻ.
Để có hàng nghìn gốc cam giấy như ngày hôm nay, ông Hiên đã tự nhân giống cam bản địa trong nhiều năm. Cam có vị thanh ngọt, mọng nước, ăn rất ngon miệng. Ngoài ra, ông Hiên còn tận dụng những khoảnh đất trống để nuôi lợn rừng, gà đồi, tổ chức cho các đoàn tham quan thưởng thức ẩm thực ngoài trời theo yêu cầu, đồng thời mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái.
Chia sẻ về những khó khăn khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng để làm mô hình du lịch sinh thái kết hợp trồng cây ăn quả, ông Hiên cho biết: “Người nông dân vẫn gặp khó khăn về kiến thức nông nghiệp hữu cơ đặc biệt là việc sử dụng các loại phân bón trong quá trình canh tác, trồng trọt; thiếu kiến thức về du lịch, marketing tuyên truyền quảng bá để giới thiệu về nông trại của mình, khiến doanh thu chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng đất.
Tuy nhiên, mấy năm gần đây, Công ty Tiến Nông đã cử cán bộ thị trường tới giúp đỡ bà con chúng tôi về kỹ thuật canh tác, bón phân đúng cách, cân đối nên vườn cây ăn quả ngày càng năng suất, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”.
Được biết, Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông – doanh nghiệp sản xuất phân bón chuyên nghiệp với gần 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam. Tiến Nông không ngừng nghiên cứu, học hỏi, áp dụng những tiến bộ khoa học mới nhất vào sản xuất phân bón nhằm đưa đến cho bà con nông dân giải pháp dinh dưỡng cây trồng thông qua các sản phẩm tân tiến, chất lượng từ đó nâng cao năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Ngoài việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm phù hợp xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hiện đại, đáp ứng đầy đủ cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng cây trồng, Công ty Tiến Nông thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trực tiếp cho người nông dân, đại lý bán hàng…. Đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số, những người nông dân vùng cao, thiệt thòi ít có cơ hội được tiếp cận với tiến bộ khoa học đặc biệt được Công ty Tiến Nông quan tâm. Thông qua các buổi tư vấn, Công ty Tiến nông giúp họ tiếp cận giải pháp canh tác tiên tiến nhằm giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn lại mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Theo đại diện UBND huyện Bá Thước, hiện tại mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái vườn đang manh nha phát triển trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, do địa hình đi lại khó khăn, người dân chưa có vốn để đầu tư mở rộng mô hình. Sản phẩm du lịch kết hợp với tham quan vườn cây ăn quả còn nghèo nàn. Việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn hạn chế, khiến người nông dân vẫn canh tác theo kiểu thủ công, truyền thống…
Được biết, ngày 27/10/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4591-QĐ/UBND về việc phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường trở thành một sản phẩm du lịch cộng đồng có thương hiệu, có giá trị, có sức cạnh tranh cao, trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương. Phấn đấu, đến năm 2025, bản Kho Mường sẽ đón khoảng 7,3 nghìn lượt khách; năm 2030 đón 9,3 nghìn lượt khách trong đó có 50% khách lưu trú; 50% khách du lịch quốc tế. Tổng thu từ du lịch năm 2025 đạt gần 6,9 tỷ đồng, năm 2030 đạt 14,2 tỷ đồng.
Phân bón Tiến Nông dần trở thành sự lựa chọn tin cậy của bà con nông dân
"Hằng năm đại lý Tuấn Hường phân phối sản phẩm phân bón Tiến Nông với số lượng gần 1 nghìn tấn, cung cấp cho 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bá Thước. Phân bón Tiến Nông được bà con tin dùng, bởi sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng, vừa túi tiền với người nông dân. Sản lượng tiêu thụ phân bón Tiến Nông năm sau luôn cao hơn năm trước”, ông Nguyễn Hữu Tuấn, chủ đại lý phân bón Tuấn Hường tin tưởng.