Bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình

Bình luận · 11 Lượt xem

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình được cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt; người dân trong tỉnh đồng lòng thông suốt. Từ đó xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng b?

Áp dụng nhiều chương trình thiết thực

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 được áp dụng gắn liền với xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao. Đến nay, toàn tỉnh có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (2 sản phẩm OCOP tiềm năng hạng 5 sao; 32 sản phẩm OCOP hạng 4 sao và 124 sản phẩm OCOP hạng 3 sao, tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm đặc thù, thế mạnh của địa phương, của tỉnh được các khách hàng trong nước và quốc tế tin dùng như: Cam Cao phong, Bưởi đỏ Tân Lạc, Cá sông Đà, sản phẩm chế biến từ măng nứa, măng bát độ, nhóm dược liệu như cao cà gai leo, cao xạ đen, du lịch cộng đồng, thổ cẩm dân tộc...

Bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình ảnh 1

Cam Cao Phong là một trong những sản phẩm OCOP nổi tiếng của Hòa Bình.

Trong chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh thí điểm 1 mô hình du lịch cộng đồng tại xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc giai đoạn 2021-2025 đã đạt kết quả nổi bật. Đến nay, toàn tỉnh có 5 sản phẩm dịch vụ du lịch và bán hàng đạt sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên thuộc nhóm cao nhất cả nước.

Hướng tới nông thôn mới thông minh, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực áp dụng chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Được xác định là tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp và làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”. Tỉnh đã triển khai thực hiện các dịch vụ công, ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới bằng: Cung cấp dịch vụ y tế, sổ khám chữa bệnh điện tử; phần mềm cơ sở dữ liệu; lắp đặt wifi miễn phí, internet cộng đồng, camera an ninh… bên cạnh đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực được người dân đầu tư hình thành các chuỗi liên kết sản xuất tăng nhanh về quy mô, chất lượng cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.

Ngày 11/5/2023, mô hình xã nông thôn mới thông minh tại xã Yên Trị đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt về việc phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.

Ngoài việc phát triển kinh tế bền vững, việc bảo vệ môi trường luôn được tỉnh chú trọng. Tỉnh Hòa Bình đã giao cơ quan chuyên môn phối hợp các huyện, thành phố tham mưu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt danh mục 2 mô hình: Mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, thu gom và xử lý rác thải rắn cho người dân nông thôn xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi và mô hình xây dựng cảnh quan và bảo vệ môi trường nông thôn xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa Bình ảnh 3

Bộ mặt nông thôn mới ở Hòa Bình ngày càng thay da đổi thịt.

 

Bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc

Năm 2024, cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp trong tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ, tạo hiệu quả trong đầu tư, cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường, công trình văn hóa… Nhờ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Hiện có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn và xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình. Kết quả xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình đến nay, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 85,7% kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025 và đạt 68,8% kế hoạch của tỉnh đề ra.

Ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cho biết, hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch được nâng cao, đời sống kinh tế-xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn-đô thị. Tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn được thực hiện tốt; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn; nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn...

Đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến tới xây dựng nông thôn mới thông minh; nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy cho lao động nông thôn; nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy của cán bộ các cấp về nông thôn mới; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn... Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, qua đó đã nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận và huy động được đông đảo các lực lượng tham gia.

Để có được những thành công ấn tượng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình phải kể đến hàng loạt phong trào hiến kế, góp công, góp sức làm đường giao thông nông thôn, phong trào xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ an toàn không ngừng được phát huy… Từ đó, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trưởng ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Bình luận