Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký ban hành Quyết định số 29 quy định diện tích đất nông nghiệp được sử

Bình luận · 29 Lượt xem

Việt Nam đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo ba trục sản phẩm chủ lực như lúa gạo, chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, rau quả, cá tra, tôm, gỗ.

Bộ NN&PTNT vừa có báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại các kỳ họp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện việc cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, năng suất và chất lượng ngày càng cao đã và đang được chuyển đổi mạnh mẽ. An ninh lương thực quốc gia được bảo đảm, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn.

vùng sản xuất.jpg
Tây Nguyên là vùng sản xuất cà phê tập trung, quy mô lớn của Việt Nam. Ảnh: AH

Đến nay, ngành đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn theo ba trục sản phẩm chủ lực (nhóm sản phẩm quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm đặc sản địa phương - PV).

Đơn cử như đã hình thành vùng sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long; vùng sản xuất chè ở trung du miền núi phía Bắc và tỉnh Lâm Đồng; vùng sản xuất cà phê, cao su, hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ…; vùng sản xuất điều tập trung ở Đông Nam Bộ.

 

Ngoài ra còn có vùng sản xuất rau quả, cá tra, tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải miền Trung; vùng trồng rừng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ ở miền Trung, Tây Nguyên…

Bộ NN&PTNT cũng thông tin, nhiều sản phầm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ; nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, đã hình thành các chuỗi liên kết sản phẩm chủ lực quy mô Vùng như: Chuỗi liên kết cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long; chuỗi liên kết trồng, chế biến, xuất khẩu lâm sản; chuỗi liên kết lúa gạo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long…

Nhờ vậy, giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) năm 2023 tăng cao, đạt 3,83%. Trong đó nông nghiệp tăng 3,88%; thủy sản tăng 3,71%, lâm nghiệp tăng 3,74%. Tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 78%; tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 53,01 tỉ USD.

 

Riêng trong 9 tháng năm 2024, GDP toàn ngành đạt 3,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 46,28 tỉ USD, nhập khẩu 32,42 tỷ USD, xuất siêu 13,86 tỉ USD (tăng 71,2%).

Bộ NN&PTNT cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, trong đó tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết khác có liên quan; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất theo các nhiệm vụ và giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 255 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025…

Bình luận