Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Bình luận · 275 Lượt xem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn với Lộc Trời, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Trung An và VinaControl.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn với các doanh nghiệp, hiệp hội. Ảnh: Phúc Lập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn với các doanh nghiệp, hiệp hội. Ảnh: Phúc Lập.

Đưa gần 6.000 sinh viên đến thực tập tại 200 doanh nghiệp

Bài liên quan

Chia sẻ tại Hội nghị “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực phía Nam để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững” do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì tại TP.HCM ngày 4/8, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, đây là cơ hội để các cơ sở đào tạo được thảo luận, lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để cùng tháo gỡ khó khăn, xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thế giới nghề nghiệp.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cho sự thành công của công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

"Về lâu dài, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế là bước đi mang tính mở đường để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.

Đây sẽ là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế làm việc trực tiếp tại các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo... những vùng miền nằm trong khu vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nên họ còn là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới", GS Lan nhận định.

Vì vậy, GS Lan cho rằng, đổi mới chương trình, hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo, sao cho sinh viên ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, có thể làm việc được ngay là cần thiết tránh lãng phí nguồn lực của xã hội.

"Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã và đang đổi mới chương trình đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với thực hành thực tế tại các doanh nghiệp nhằm đáp ứng những thay đổi từ thực tiễn", GS Lan thông tin.

Từ năm học 2017 - 2018 đến nay, hàng năm Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã hợp tác đưa gần 6.000 sinh viên đến hơn 200 doanh nghiệp và hơn 50 viện nghiên cứu để thực tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Qua các đợt thực tập, đã tạo điều kiện cho sinh viên củng cố và vận dụng kiến thức chuyên môn, nắm bắt được quy mô, hiện trạng sản xuất. Sinh viên được tham gia các hoạt động cụ thể của cơ sở thực tập, thực hiện các công việc kỳ thuật liên quan đến ngành được đào tạo nên sau các đợt thực tập, kiến thức chuyên môn được nâng cao; Biết vận dụng những kiến thức lý thuyết học ở trường vào tìm hiểu và giải thích, nghiên cứu các vấn đề thuộc chuyên ngành và góp phần cũng cố chuyên môn, kiến thức chuyên ngành đào tạo; Biết cách thu thập thông tin số liệu thứ cấp và điều tra thu thập thông tin số liệu sơ cấp; Vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào thực tế, biết xử lý số liệu, phân tích số liệu và viết kết quả nghiên cứu...

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực tập tại các doanh nghiệp.

Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực tập tại các doanh nghiệp.

Hợp tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm

"Hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các bên. Việc hợp tác với khối doanh nghiệp sẽ góp phần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, người học thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm", GS Lan nhận định.

Bài liên quan

Ngoài ra, Học viện cũng chủ động đặt hàng nghiên cứu, phát triển sản phẩm thông qua việc thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó đặt hàng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp; Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ KHCN nhằm quảng bá sản phẩm tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với hoạt động thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, Học viện đang tập trung phát triển các doanh nghiệp khởi nguồn công nghệ Spin-off trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm, chế phẩm vi sinh, giống cây trồng - sinh vật cảnh, công nghệ sinh học thú y, cơ điện - công nghệ thực phẩm...

Đối với hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, Học viện đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên và người học...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo đa ngành, trọng điểm quốc gia với các ngành nghề đào tạo: Nông nghiệp công nghệ cao; Chăn nuôi thú y; Cơ điện tử; Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Công nghệ và kinh doanh thực phẩm; Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Thương mại điện tử; Kinh doanh nông nghiệp...

Trong khuôn khổ Hội nghị, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn với Tập đoàn Lộc Trời; Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP.HCM; Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An; Công ty CP Tập đoàn VinaControl

Bình luận