Sicily khủng hoảng

Bình luận · 83 Lượt xem

Chính quyền vùng Sicily đã quyết định "hy sinh nông nghiệp" để bảo vệ ngành du lịch giữa hạn hán, dẫn đến sự bất bình của nhiều người dân.

Trong khi khách du lịch thưởng thức đá bào dưới những tán cây dâm bụt và bơi trong biển Địa Trung Hải mát lạnh, tại vùng đất nông nghiệp ở phía nam Sicily, giữa các sườn đồi cháy sém trông giống những cồn cát sa mạc, một người nông dân gần đây phải đưa đàn bò của mình đến lò mổ.

Sau nhiều tháng hạn hán, ông không còn nước hay thức ăn để nuôi chúng.

"Thật là tàn khốc. Tôi chưa từng thấy điều gì khủng khiếp như vậy", Lorenzo Iraci Sareri, người nông dân với làn da rám nắng và có 40 năm nuôi bò chăn thả, vừa nói vừa rơi nước mắt.

 
Lorenzo Iraci Sareri đã phải đẩy nhiều con bò trong đàn đến lò mổ vì không có nước và thức ăn.
  •  
  •  
han han o chau Au anh 1
han han o chau Au anh 1

Lorenzo Iraci Sareri đã phải đẩy nhiều con bò trong đàn đến lò mổ vì không có nước và thức ăn.

Một số vùng ở miền Nam Italy và các vùng Địa Trung Hải khác, bao gồm Hy Lạp và Đông Nam Tây Ban Nha, đang trải qua một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Các chuyên gia cho biết tình hình đặc biệt tàn khốc khi hạn hán trở nên tồi tệ hơn và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu.

Lời hứa bảo vệ ngành du lịch

Nhưng đối với nhiều khu vực này, mùa hè cũng là cao điểm du lịch - nguồn kinh tế quan trọng mà chính quyền lo ngại đang bị đe dọa bởi tin tức về tình trạng thiếu nước và họ đang cố gắng bảo vệ nguồn nước này.

Salvatore Cocina, người đứng đầu cơ quan bảo vệ dân sự của Sicily, cho biết: "Chúng tôi buộc phải hy sinh về nông nghiệp, nhưng chúng tôi phải cố gắng không gây thiệt hại cho du lịch, nếu không thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn".

 
Lorenzo Iraci Sareri, người chăn thả bò trong 40 năm, cho biết chưa từng thấy trận hạn hán nào tàn khốc như thế này.
  •  
  •  
han han o chau Au anh 2
han han o chau Au anh 2

Lorenzo Iraci Sareri, người chăn thả bò trong 40 năm, cho biết chưa từng thấy trận hạn hán nào tàn khốc như thế này.

Ông nói thêm rằng nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn lượng nước sử dụng, trong khi dân số nói chung chỉ sử dụng một phần nhỏ, ngay cả khi tính cả hàng triệu khách du lịch vào mùa hè.

Chính quyền cho biết họ ưu tiên cung cấp nước cho các bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất quan trọng như oxy và các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và cả khách sạn.

Elvira Amata, quan chức du lịch hàng đầu của Sicily, đã hứa rằng "Khách du lịch không phải để ý đến" tình trạng hạn hán.

Bên ngoài các khu nghỉ dưỡng 5 sao ở phía Nam khô cằn của hòn đảo, các biển báo xuất hiện ở khắp mọi nơi. Tại Agrigento, nơi nhìn ra một thung lũng có nhiều tàn tích của các ngôi đền Hy Lạp, chính quyền đang phân phối nước. Trong khi đó, một số ngôi nhà ở vùng ngoại ô đã không nhận được nước trong nhiều tuần.

Francesco Picarella, người đứng đầu Federalberghi, hiệp hội khách sạn chính của Italy, tại Agrigento cho biết tình trạng thiếu nước khiến một số ít nhà nghỉ nhỏ cũng phải giảm bớt số phòng bán ra hoặc chuyển khách đến các khách sạn khác.

Nhưng thứ gây tổn hại nhất là việc truyền thông cảnh báo khách du lịch đang "bỏ chạy" vì thiếu nước, Picarella cho biết. Ông nói rằng từ khi các bài báo được đưa ra, lượng đặt phòng đã giảm đáng kể. Khu vực này ngay lập tức phản ứng bằng cách triệu tập các quan chức nhà nước và thúc giục họ bảo vệ mùa du lịch.

Thị trưởng Agrigento, Francesco Miccichè, cho biết chính quyền đang phân phối nước thường xuyên hơn đến trung tâm thành phố, nơi có hầu hết các nhà nghỉ B&B, và họ đã cung cấp nước cho các khách sạn bằng xe tải. Một số vẫn phàn nàn về việc phải trả tiền cho các xe tải, nhưng hầu hết khách sạn hiện có thể cung cấp nước, ông Picarella cho biết.

"Trong lĩnh vực xa xỉ này, tôi không thể bảo khách du lịch hạn chế tắm rửa", Isidoro di Franco, tổng giám đốc của Verdura Resort gần Agrigento, nói khi đang ngồi ở quầy bar nhìn ra sân golf xanh mát với những cây cảnh màu hồng và xanh tươi tốt.

 
Thị trưởng Francesco Micciché của Agrigento cho biết đang cố gắng bảo vệ ngành du lịch bằng cách nới lỏng việc phân phối nước ở trung tâm thành phố, nơi tập trung các nhà nghỉ và khách sạn.
  •  
  •  
han han o chau Au anh 3
han han o chau Au anh 3

Thị trưởng Francesco Micciché của Agrigento cho biết đang cố gắng bảo vệ ngành du lịch bằng cách nới lỏng việc phân phối nước ở trung tâm thành phố, nơi tập trung các nhà nghỉ và khách sạn.

Ông cho biết khu nghỉ dưỡng đang hạn chế sử dụng nước và tái chế nước sinh hoạt, nhưng không thể cắt giảm các nhu cầu cơ bản.

Chính quyền khu vực đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo để chống lại nỗi sợ hạn hán. Người dân Sicilia khẳng định rằng miền Nam Sicilia không chỉ sẵn sàng chào đón khách du lịch mà còn rất cần họ.

Cinzia Zerbini, phát ngôn viên người Sicilia của Coldiretti, hiệp hội nông dân lớn nhất Italy, cho biết: "Nếu lấy đi cả ngành du lịch của chúng tôi, chúng tôi sẽ gặp khó".

Nông dân tuyệt vọng

Nhiều nông dân đã tuyệt vọng. Một người ở vùng đồi gần thị trấn Caltanissetta, miền nam Sicilia, cho biết đàn dê của ông cố uống nước từ những chiếc máng cạn kiệt.

Ở phía đông bắc Sardinia, hồ chính chỉ còn 1/3 sức chứa. Một đại diện chính quyền địa phương cho biết các quan chức phải lựa chọn giữa du lịch và nông nghiệp, và đã dừng hoàn toàn việc cung cấp nước tưới.

"Chúng tôi quyết định hy sinh nông nghiệp", Giancarlo Dionisi, tỉnh trưởng địa phương của tỉnh Nuoro ở Sardinia, cho biết. Trong khi nông dân sẽ được bồi thường cho những mất mát của họ, nhưng thiệt hại nếu khách sạn không có nước sẽ lớn hơn, ông cho biết.

Nhiều người dân ở Sicily rất trân trọng những lợi ích tài chính mà du lịch mang lại đến nỗi họ không phản đối việc du khách sử dụng nước trong thời gian hạn hán.

Nhưng cũng có những người khác phản đối.

Một số nông dân cho biết sự chú ý ngày càng tăng đối với du khách ở vùng Địa Trung Hải đã tạo điều kiện cho một loại hình du lịch mà trong đó các điều kiện địa phương không được quan tâm đầy đủ.

"Người địa phương đang trở nên rất bất ổn. Họ cảm thấy bị đe dọa khi một tài sản thiết yếu như nước không còn nữa", Francesco Vincenzi, chủ tịch hiệp hội các ban quản lý nước nông nghiệp Italy, cho biết trong một tuyên bố.

 
Nhiều người cho rằng ngành du lịch đang bùng nổ cũng phải chịu trách nhiệm cho tình trạng thiếu nước trầm trọng.
  •  
  •  
han han o chau Au anh 4
han han o chau Au anh 4

Nhiều người cho rằng ngành du lịch đang bùng nổ cũng phải chịu trách nhiệm cho tình trạng thiếu nước trầm trọng.

Tại vùng Catalunya của Tây Ban Nha bị hạn hán, người dân địa phương đã bắt đầu một chiến dịch mang tên #NoEnRaja, tạm dịch là "bạn không thể lấy thứ gì từ hư không". Họ lập luận rằng cùng với nông nghiệp và công nghiệp, ngành du lịch đang bùng nổ phải chịu trách nhiệm cho tình trạng quản lý kém các nguồn tài nguyên khan hiếm.

Theo Viện nghiên cứu khu vực và đô thị của Barcelona, ​​lượng nước tiêu thụ trung bình của một khách sạn sang trọng cao gấp 5 lần so với cư dân, góp phần vào cái mà chiến dịch gọi là "sự bất công trong việc sử dụng nước".

Mùa đông năm nay ở Bồ Đào Nha, khi các hồ chứa nước cạn kiệt, những người nông dân trồng cam phàn nàn rằng các sân golf vẫn đang được tưới nước.

Một số viên chức đã phản ứng với sự mất cân bằng rõ rệt. Trên đảo Sifnos của Hy Lạp năm ngoái, thị trưởng kêu gọi lệnh cấm xây dựng các hồ bơi tư nhân. Ở Tây Ban Nha, đã có lệnh cấm gần đây đối với việc nạp nước vào các hồ bơi bao gồm cả các khu nghỉ dưỡng sang trọng.

Samuel Somot, một nhà nghiên cứu tại Météo-France, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Pháp, cho biết tình trạng hạn hán ngày càng khắc nghiệt ở Địa Trung Hải có nguy cơ gây ra sa mạc hóa trong tương lai cũng như "cuộc tranh giành nước".

Vấn đề có khả năng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nhiệt độ cao lên có nghĩa là động vật và thực vật khát nước hơn trong khi các hồ và lưu vực bốc hơi nhanh hơn, Luigi Pasotti, giám đốc Cơ quan thời tiết nông nghiệp của Sicily, cho biết.

Coldiretti cho biết năm nay các trang trại ở Sicily trung bình mất hơn 50% sản lượng lúa mì.

Ở vùng phía nam Puglia, sản lượng mật ong giảm 60% vì quá khô khiến nhiều cây không thể ra hoa. Vụ thu hoạch ô liu ở đó được dự đoán sẽ giảm một nửa vì hạn hán.

Ở Sicily, hạn hán đang khiến vấn đề quản lý nước lâu dài trở nên quan trọng hàng đầu. Lượng nước lớn bị mất do cơ sở hạ tầng kém. Ở Agrigento, con số này có thể lên tới hơn 50%. Các máy khử muối và giếng đã bị loại bỏ trong quá khứ.

 
Luca Cammarata, một người chăn nuôi dê gần Caltanissetta, Sicily, cho biết nếu không đủ nước và thức ăn, ông sẽ không thể giữ đàn dê của mình.
  •  
  •  
han han o chau Au anh 5
han han o chau Au anh 5

Luca Cammarata, một người chăn nuôi dê gần Caltanissetta, Sicily, cho biết nếu không đủ nước và thức ăn, ông sẽ không thể giữ đàn dê của mình.

Chính phủ Italy đã công bố sẽ phân bổ 12 tỷ euro, tương đương 13 tỷ USD, cho các dự án về nước. Sau nhiều năm nghe những lời hứa hẹn, các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ rằng các dự án này có thể sớm được triển khai.

Nhưng vấn đề này cần phải được giải quyết nhanh chóng, Edoardo Zanchini, giám đốc văn phòng khí hậu của Rome cho biết. "Nếu không, đất nông nghiệp sẽ bị bỏ hoang, và đất bỏ hoang sẽ trở thành sa mạc", ông nói.

Ngân hàng Italy cho biết sản lượng nông nghiệp ở Sicily đã giảm vào năm ngoái do những cú sốc do biến đổi khí hậu, trong khi du lịch lại tăng. Nhiều nông dân ở miền Nam Sicily cho biết họ không thể chịu đựng thêm một năm tồi tệ nữa.

"Nếu không có thức ăn và nước, chúng tôi sẽ không thể nuôi chúng", Luca Cammarata, một người chăn dê gần Caltanissetta, nói trong khi đưa đàn dê gầy gò của mình về phía những mầm xanh còn sót lại trên đồng cỏ vàng khô vì hạn hán.

"Chúng tôi có nên chuyển đến gần bờ biển và làm du lịch luôn không", ông đặt câu hỏi.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Bình luận