Fujione và Visen - bộ đôi đặc trị đạo ôn, vi khuẩn trên lúa

Bình luận · 102 Lượt xem

LONG AN Diễn biến thời tiết thất thường là cơ hội để bệnh đạo ôn, vi khuẩn gây hại, ảnh hưởng đến năng suất lúa hè thu vùng ĐBSCL nếu không phòng trừ kịp thời.

Lúa sạch bệnh giữa vùng đạo ôn

Ghi nhận thực tế tại cánh đồng xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa (Long An) thời điểm này, lúa hè thu của bà con đã xuống giống được khoảng hơn 2 tháng, nhiều diện tích lúa đang bị nhiễm đạo ôn và vi khuẩn khá nặng. Tuy nhiên, không phải ruộng lúa nào cũng may mắn giữ được sạch bệnh giữa xung quanh một vùng đạo ôn, vi khuẩn tấn công như ruộng của hộ ông Lê Văn Dậy (ấp 1, xã Tân Đông).

Cánh đồng lúa ở xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa (Long An) thời điểm này lúa hè thu của bà con đã xuống giống được khoảng hơn 2 tháng, có nhiều diện tích lúa đang bị nhiễm đạo ôn và vi khuẩn khá nặng. Ảnh: Minh Sáng.

Cánh đồng lúa ở xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa (Long An) thời điểm này lúa hè thu của bà con đã xuống giống được khoảng hơn 2 tháng, có nhiều diện tích lúa đang bị nhiễm đạo ôn và vi khuẩn khá nặng. Ảnh: Minh Sáng.

Vụ lúa hè thu này ông Dậy xuống giống 3ha giống nếp IR4625, tính đến nay đã được gần 50 ngày, lúa vẫn đang phát triển tốt, không có biểu hiện của bệnh trên toàn bộ diện tích. Ông Dậy phấn khởi khoe: “Sở dĩ ruộng lúa của tôi vẫn giữ được sạch bệnh cho đến thời điểm này vì đã chủ động phun phòng bệnh đạo ôn và vi khuẩn từ sớm bằng bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC của Công ty Vipesco, thấy rất hiệu quả. Dù lúa đang phát triển tốt nhưng mình vẫn phải thăm đồng liên tục và áp dụng các giải pháp đồng bộ để chắc chắn sẽ thắng lợi”.

Kế bên ruộng của hộ ông Dậy là ruộng lúa của ông Nguyễn Văn Hiền có diện tích khoảng 3ha cùng giống nếp IR4625 hiện ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông, nhưng có tới khoảng 1,3ha lúa đang bị nhiễm bệnh đạo ôn và tuyến trùng rất nặng. Để chứng minh, ông Dậy lội xuống ruộng nhổ vài gốc lúa lên chỉ cho chúng tôi xem thực tế, thấy gốc lúa bị bướu rễ nhìn như hạt đậu phộng tụ xung quanh. Ông lắc đầu ngao ngán: “Đây là cây lúa đã bị nhiễm đạo ôn nặng, dưới gốc cũng bị tuyến trùng tấn công hút hết dinh dưỡng, cây rụi xuống thế này thì còn hi vọng gì nữa, nếu có tăng cường xử lý thuốc phòng trị cũng khó cứu vãn”.

Theo ông Dậy, thực tế ruộng lúa này đến nay đã sinh trưởng được hơn 40 ngày nhưng vẫn bị đạo ôn gây hại nặng. Nguyên nhân do chủ ruộng không phun phòng ngừa bệnh kịp thời nên khi gặp thời tiết bất lợi, mưa nhiều khiến tuyến trùng tấn công mạnh nên có tăng cường phun thuốc cũng không mấy hiệu quả.

Những gốc lúa trong ruộng của hộ ông Nguyễn Văn Hiền hiện đang bị bướu rễ, nhìn như hạt đậu phộng tụ xung quanh do bị tuyến trùng tấn công. Ảnh: Minh Sáng.

Những gốc lúa trong ruộng của hộ ông Nguyễn Văn Hiền hiện đang bị bướu rễ, nhìn như hạt đậu phộng tụ xung quanh do bị tuyến trùng tấn công. Ảnh: Minh Sáng.

Cùng xuống giống nếp IR4625, nhưng ruộng lúa của hộ anh Hồ Ngọc Bình ở ấp 1, xã Tân Đông nhờ thăm đồng thường xuyên, sớm phát hiện ra các chứng bệnh trên lúa để phun thuốc phòng trị kịp thời nên đã giúp quản lý tốt dịch hại tấn công lúa.

“Khi thăm đồng, tôi thấy trên lá lúa bắt đầu xuất hiện những vết chấm kim (mắt én), chính là biểu hiện của bênh đạo ôn. May mắn được các nhân viên của Công ty Vipesco tư vấn dùng bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC để phun phòng ngừa sớm nên lúa mới xanh mơn mởn thế này, không còn biểu hiện của bệnh đạo ôn hay cháy bìa lá nữa”, anh Bình phấn khởi.

Theo kinh nghiệm của anh Bình, bệnh đạo ôn xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, bệnh gây thiệt hại nặng đến năng suất nếu bà con không phát hiện sớm để phòng trị kịp thời.

Chúng tôi chứng kiến trên diện tích 1,3ha lúa vụ hè thu của hộ ông Phạm Thanh Hải (khu phố Nhơn Hậu, phường Tân Khánh, TP Tân An) do đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tổng hợp nên đến nay lúa đang ở giai đoạn làm đòng - trổ bông vẫn hoàn toàn sạch bệnh, phát triển rất tốt.

“Vụ hè thu này tôi rút kinh nghiệm từ những vụ trước, đã chủ động phun Fujione 40EC và Visen 20SC của Công ty Vipesco để phòng bệnh đạo ôn cũng như vi khuẩn cháy bìa lá từ sớm, nhờ vậy toàn diện tích lúa đang trổ bông rất sung và đều, đẹp, không hề có biểu hiện bệnh, chỉ khoảng 30 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. Chắc chắn vụ này sẽ thắng lợi”, ông Hải tự tin.

“Bộ đôi hoàn hảo” Fujione và Visen đặc trị đạo ôn, vi khuẩn

Bệnh đạo ôn xuất hiện và gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng. Khi bệnh xuất hiện sớm sẽ làm hạn chế khả năng đẻ nhánh, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Khi bệnh xuất hiện ở giai đoạn đòng - trỗ, nấm bệnh sẽ tấn công vào cổ bông, cổ gié và hạt, từ đó gây nên tình trạng lem lép hạt.

Cùng một giống lúa, xuống giống cùng thời điểm nhưng ruộng lúa của hộ ông Dậy (bên trái) đang phát triển tốt, sạch bệnh nhờ phun phòng bệnh bằng bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC. Trong khi đó ruộng của hộ ông Hiền kế bên đang bị nhiễm bệnh đạo ôn và tuyến trùng rất nặng do phun thuốc không kịp thời và gặp mưa nhiều nên trừ bệnh không hiệu quả. Ảnh: Minh Sáng.

Cùng một giống lúa, xuống giống cùng thời điểm nhưng ruộng lúa của hộ ông Dậy (bên trái) đang phát triển tốt, sạch bệnh nhờ phun phòng bệnh bằng bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC. Trong khi đó ruộng của hộ ông Hiền kế bên đang bị nhiễm bệnh đạo ôn và tuyến trùng rất nặng do phun thuốc không kịp thời và gặp mưa nhiều nên trừ bệnh không hiệu quả. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Trần Văn Dòn, nhân viên kỹ thuật của Công ty Vipesco cho biết: “Nếu bà con không kiểm soát hiệu quả bệnh đạo ôn ở giai đoạn đẻ nhánh, bệnh sẽ tiếp tục gây hại ở các giai đoạn sau làm thiệt hại đến năng suất cuối vụ. Thậm chí, nếu phun không kỹ thuật, bệnh đạo ôn lá sẽ lây lan tới đạo ôn cổ bông và lúa trổ bị lem lép hạt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cuối vụ”.

Theo anh Dòn, bà con trồng lúa sợ nhất là bệnh đạo ôn, vi khuẩn và tuyến trùng. Tuy nhiên, những nông dân thường xuyên thăm đồng và áp dụng các biện pháp tổng hợp, phun phòng kịp thời bằng bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC thì đều giúp quản lý tốt bệnh hại trên đồng lúa.

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra, có thể tấn công trên nhiều bộ phận của cây lúa như lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa. Triệu chứng ban đầu gây hại trên lá lúa chỉ là vết bệnh rất nhỏ, khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy ở giữa vết bệnh, phần tế bào lá đã bị khô xám và hoại tử.

Khi lúa bị bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá lúa bị cháy, có thể nấm sẽ tấn công trên cổ bông và cổ gié, làm cho toàn bộ bông hoặc gié bị khô và gãy gục. Nhất là trong điều kiện thời tiết âm u, ít nắng, trời mát, ẩm độ cao, kết hợp đêm có sương mù nhiều thì bệnh càng phát triển mạnh, đồng thời thường gây hại nặng trên những ruộng sử dụng giống lúa nhiễm bệnh, gieo sạ dày hay bón thừa đạm...

Toàn bộ diện tích lúa vụ hè thu của hộ ông Phạm Thanh Hải (khu phố Nhơn Hậu, phường Tân Khánh, TP Tân An) do đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tổng hợp nên đến nay lúa đang ở giai đoạn làm đòng - trổ vẫn hoàn toàn sạch bệnh và phát triển rất tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Toàn bộ diện tích lúa vụ hè thu của hộ ông Phạm Thanh Hải (khu phố Nhơn Hậu, phường Tân Khánh, TP Tân An) do đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tổng hợp nên đến nay lúa đang ở giai đoạn làm đòng - trổ vẫn hoàn toàn sạch bệnh và phát triển rất tốt. Ảnh: Minh Sáng.

Đánh giá về mức độ nguy hại của bệnh đạo ôn trên cánh đồng lúa Long An, anh Lê Hồng Thủ, Trưởng khu vực Đồng Tháp Mười – Công ty Vipesco cho biết, bệnh đạo ôn trên lúa hay còn gọi là bệnh cháy lá lúa có thể coi là bệnh hại quan trọng bậc nhất gây hại trên cây lúa. Bệnh tấn công tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh đạo ôn cổ bông cũng cùng tác nhân gây bệnh như đạo ôn lá nhưng biện pháp trừ bệnh đều cho hiệu quả thấp nên chỉ có thể phòng bệnh là chính.

“Hiện nay đang bước vào mùa mưa nên lúa hè thu xuất hiện nhiều loại bệnh như đạo ôn và vi khuẩn. Đặc biệt ở giai đoạn lúa từ 35 - 40 ngày như hiện nay, bệnh đạo ôn đang phát triển rất mạnh và bệnh cháy bìa lá vi khuẩn cũng khá phổ biến. Do đó, Vipesco đã kịp thời đưa ra giải pháp để giúp bà con nông dân quản lý tốt bệnh đạo ôn và vi khuẩn gây bệnh trên cây lúa, đó là bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC. Bà con nông dân có thể kết hợp giữa hai sản phẩm này trong một lần phun ở các giai đoạn quan trọng của cây lúa như giai đoạn làm đòng (lúa khoảng 35 - 40 ngày sau khi gieo sạ), giai đoạn lúa trổ lẹt xẹt và khi lúa trổ đều”, anh Thủ chia sẻ.

Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An, để quản lý hiệu quả bệnh đạo ôn lúa, bà con trồng lúa nên chọn giống ít nhiễm bệnh, không sạ dày và không bón thừa đạm. Vì đây là ba yếu tố được xem là phòng ngừa đạo ôn hiệu quả, kết hợp với các yếu tố khác nhằm giúp cây lúa khỏe, tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chịu trước những bất lợi của thời tiết.

Bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC của Công ty Vipesco giúp bà con nông dân quản lý hiệu quả bệnh đạo ôn, vi khuẩn trên lúa. Ảnh: Vipesco. 

Bộ đôi sản phẩm Fujione 40EC và Visen 20SC của Công ty Vipesco giúp bà con nông dân quản lý hiệu quả bệnh đạo ôn, vi khuẩn trên lúa. Ảnh: Vipesco. 

Đối với bệnh đạo ôn cổ bông, nên phun thuốc phòng trước trổ và lặp lại sau khi lúa trổ đều để giúp quản lý bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Đồng thời, bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện, xác định chính xác, kịp thời và phòng trị bằng biện pháp hóa học mới hiệu quả. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần áp dụng nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách).

Bệnh đạo ôn là một trong những dịch hại nguy hiểm làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Trước đây, bệnh thường chỉ xuất hiện trong vụ lúa đông xuân nhưng những năm gần đây đã gây hại ở hầu hết các vụ lúa trong năm, nhất là tại các tỉnh phía Nam khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác lúa cũng như tốn kém chi phí phòng trừ.

Bình luận