Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong những điều kiện khó khăn

Bình luận · 151 Lượt xem

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá ngành Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong những điều kiện khó khăn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Quốc hội.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: Quốc hội.

Chiều 15/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các vị đại biểu Quốc hội sẽ chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan về 3 nhóm vấn đề.

Thứ nhất là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng...).

Thứ hai, hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản.

Nhóm vấn đề thứ ba là việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mặc dù lĩnh vực NN-PTNT đã có những nội dung được Quốc hội chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Bên cạnh đó, ngành cũng cần tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

"Vì vậy, việc tiếp tục chất vấn đối với lĩnh vực này là hết sức cần thiết với kỳ vọng sẽ có nhiều giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn và tạo sự phát triển bứt phá cho ngành nông nghiệp thời gian tới", ông Vương Đình Huệ cho biết.

 Tất cảTổng thuật

Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong những điều kiện khó khăn

chu tich vuong dinh hue

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá ngành Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong những điều kiện khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các đại biểu có chuẩn bị kỹ, câu hỏi chất lượng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, cử tri. Các vị Bộ trưởng, trưởng ngành, với tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách, đã giải trình làm rõ và đề xuất được nhiều giải pháp với từng vấn đề được chất vấn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn; tán thành, ghi nhận các giải pháp, cam kết tại phiên chất vấn. Phiên chất vấn có 107 lượt đại biểu đăng ký tham gia, 54 đại biểu thực hiện quyền chất vấn, 8 lượt đại biểu tranh luận làm rõ vấn đề cần quan tâm. Với những đại biểu chưa được trả lời, hoặc đại biểu thấy nội dung chưa rõ, hoặc đại biểu chưa được chất vấn, đề nghị đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới thành viên Chính phủ để được giải đáp.

Với riêng ngành Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá đây là ngành có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong những điều kiện khó khăn.

“Các cân đối cung cầu, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo vững chắc. Nguồn cung, sản lượng lúa gạo, thịt, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. 7 tháng đầu năm, tuy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có sụt giảm, nhưng cũng đã tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm mặt hàng có lợi thế. Trong đó có 4 mặt hàng là rau quả, gạo, cà phê, hạt điều có kim ngạch xuất khẩu vượt trội”, ông Huệ nhận xét.

Theo người đứng đầu Quốc hội đánh giá, Chính phủ cùng Bộ NN-PTNT, các ban ngành liên quan, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản; quy định của Liên minh châu Âu về IUU. Các văn bản này tạo cơ sở để phát triển nghề cá bền vững, phù hợp thông lệ quốc tế liên quan. Đặc biệt là công tác đồng quản lý nguồn lợi thủy sản được thực hiện tốt.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội chỉ ra một số khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp phải đối mặt, đó là nhu cầu thị trường trong nước phục hồi chậm, thị trường xuất khẩu nhiều biến động - lượng đơn hàng giảm; giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng; kết nối, điều hòa cung cầu còn bất cập. Việc phát triển bền vững nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng còn nhiều thách thức.

Từ thực tiễn này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan, cần “tiếp thu tối đa” ý kiến của các đại biểu. Từ đó, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế.

Một số vấn đề chung được Quốc hội nhắc đến, là khẩn trương hoàn thiện chính sách pháp luật về phát triển thương hiệu nông sản chủ lực; cập nhật đánh giá thông tin thị trường một cách toàn diện, cẩn trọng, giúp người dân và doanh nghiệp vượt khó. Củng cố thị trường hiện có, khai mở thị trường mới cho nông sản Việt Nam. Đổi mới truyền thông quảng bá chất lượng đặc thù vượt trội của nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững theo mục tiêu định hướng tại Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Cụ thể là Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn, phục vụ trong nước và xuất khẩu, giai đoạn 2022-2025.

Thúc đẩy phát triển nông lâm sản đến 2030, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh Đồng bằng sông Cửu Long, chuỗi logistics nâng cao sức cạnh tranh nông sản Việt đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch cụ thể đáp ứng an ninh lương thực và xuất khẩu. Ngăn ngừa rủi ro khi “bắt sóng” xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường trong nước.

“Cần lấy yếu tố chất lượng gạo, thương hiệu, tiến độ giao hàng là giải pháp sâu rễ, bền gốc. Phối hợp với các bộ ngành trong chế biến, bảo quản lúa gạo, đảm bảo ổn định thị trường trong nước; hài hòa lợi ích người trồng lúa, doanh nghiệp chế biến và nhà xuất khẩu gạo”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về vấn đề thủy sản, tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, ông Huệ yêu cầu ngành nông nghiệp điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản, môi trường sống, theo định kỳ 5 năm. Điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền với một số ngành nghề ở vùng biển phù hợp, khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản. Rà soát thành lập các khu bảo tồn biển cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhằm đạt mục tiêu tối thiểu 6% diện tích biển được bảo tồn.Hỗ trợ ngư dân trong thời gian tạm ngừng khai thác thủy sản, xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, sinh kế cho ngư dân. Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh chuyển đổi nếu nghề khai thác gây nguy hại cho môi trường.

Ngoài ra, Quốc hội đề nghị kiện toàn lực lượng Kiểm ngư, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong khai thác, tiến tới chấm dứt khai thác bất hợp pháp. “Tiếp tục đàm phán, ký kết phân định vùng biển chồng lấn, vùng chưa phân định giữa Việt Nam với các nước. Xác định ranh giới được phép khai thác hải sản trên các vùng biển, hạn chế tình trạng tàu cá bị lực lượng chức năng nước ngoài xua đuổi, bắt giữ, xử lý trên vùng biển tiếp giáp với các nước trong khu vực”, ông Huệ nói.

Các tàu cá ra vào bến phải được lực lượng biên phòng kiểm tra 100%. Các hành vi móc nối, đưa tàu cá của ngư dân Việt đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài cần bị xử lý hình sự. Thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân với tàu cá, ngư dân đã và đang bị nước ngoài bắt giữ ở vùng nước lịch sử, khu vực biển chồng lấn. Kiểm soát chặt thủy sản nhập khẩu bằng container; xử lý vi phạm IUU. Giải trình, vận động EC sớm gỡ “thẻ vàng”.

Đôn đốc lập, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp tỉnh, huyện. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp. Xử lý nghiêm, triệt để các vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp. Lập hồ sơ thủ tục xin chuyển đổi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng phòng hộ theo đúng quy định pháp luật. Trong chuyển đổi, phải đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất.

 

 

9869-1692074205-1

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng các tranh luận đã diễn ra sôi nổi; các câu hỏi đã bám sát nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra. Ảnh: Quốc hội.

Tổng kết phiên chất vấn chiều 15/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng các tranh luận đã diễn ra sôi nổi; các câu hỏi đã bám sát nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra; các giải trình đầy đủ, có trách nhiệm, thẳng thắn, đồng thời ghi nhận một số giải pháp hay, đã có triển khai trong thực tế.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên có hơn 20 đại biểu đăng ký tham gia chất vấn chưa kịp gửi câu hỏi. Phó Chủ tịch Hải đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi trực tiếp tới các trưởng ngành, để các vị tư lệnh ngành trả lời trực tiếp.

Về phiên chất vấn của Bộ NN-PTNT, ông Hải ghi nhận Bộ NN-PTNT đã có nhiều biện pháp trong việc cân đối cung cầu nông sản, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy trì đà xuất khẩu, cũng như có các giải pháp tốt để chống khai thác IUU, bảo đảm nguồn lợi và khai thác thủy sản bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 3 nội dung tranh luận chiều 15/8, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá, một số hoạt động còn hạn chế, chưa sát thực tế hoặc chưa phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Ông đề nghị Bộ NN-PTNT cùng các Bộ, ban, ngành liên quan có thêm các tìm tòi, để xây dựng giải pháp một cách căn cơ, bền vững.

 

Các sản phẩm nghiên cứu, tiến bộ khoa học cần phải có tính thị trường hóa

db to van tam

Đại biểu Tô Văn Tám, đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.

Tranh luận với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về phần trả lời liên quan đến mối liên kết vùng, liên kết các nhà khoa học trong các sản phẩm khoa học công nghệ, đại biểu Tô Văn Tám, đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum cho biết, Bộ trưởng nêu giá trị gia tăng trong sản phẩm rất quan trọng. Để tạo ra giá trị gia tăng việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có yếu tố quyết định, thời gian qua việc ứng dụng này đã đạt được nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên, đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, các nhà khoa học nắm trong tay thành tựu khoa học công nghệ, còn người dân và doanh nghiệp có nhu cầu tiếp nhận, nhưng nhà khoa học khó chuyển giao thành tựu đó, ảnh hưởng đến quá trình tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm về thực trạng này, mức độ, nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ như thế nào?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, vấn đề đại biểu nêu về hàm lượng khoa học công nghệ, làm sao đi từ nghiên cứu đến được với người nông dân có thể xem là một điểm nghẽn, còn một khoảng trống rất lớn từ các sản phẩm nghiên cứu khoa học với người nông dân.

Thời gian qua, đã có một số sản phẩm, đề tài nghiên cứu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông qua Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và khuyến nông địa phương chuyển giao đến được với người nông dân thông qua các mô hình nhưng mới chỉ dừng lại ở mức mô hình. Các sản phẩm nghiên cứu, tiến bộ khoa học cần phải có tính thị trường hóa để các doanh nghiệp, các hợp tác xã, bà con nông dân có thể ứng dụng được.

Giải pháp của Bộ NN-PTNT là trong thời gian tới, tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học, trừ những đề tài mang tính chất cơ bản thì phải đánh giá, đưa lên một cổng chung để quảng bá cho các hợp tác xã và bà con nông dân tiếp cận và ứng dụng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, các sản phẩm khoa học công nghệ chỉ phát huy tác dụng khi được lan tỏa và có nhiều người tiếp cận, thụ hưởng. Do đó, ông cho rằng cần phải mở rộng phạm vi ứng dụng các sản phẩm này.

 

Chuyển mục đích sử dụng đất lúa: Cần quy định rõ ràng hơn về mức độ khai thác tầng đất mặt

Đại biểu Lê Đào An Xuân, đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên hỏi: Nghị định 94/2019, hướng dẫn thi hành Luật Trồng trọt, có quy định về phương án bóc tách tầng đất mặt là một thành phần hồ sơ khi chuyển mục đích sử dụng đất lúa.

Tuy nhiên, hướng dẫn chưa quy định cụ thể cơ quan chủ trì, dẫn đến đánh đồng trách nhiệm giữa hai ngành Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường. Có nơi đánh đồng quy mô chuyển đổi diện tích giữa vài m2 đến vài nghìn ha, không có cơ sở pháp lý để tính toán dự toán khi cần thiết. Điều này gây khó khăn cho địa phương, xin Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT cho biết trách nhiệm và hướng giải quyết.

dat-trong-lua-3

Về câu hỏi của đại biểu tỉnh Phú Yên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, để tìm giải pháp cho hơn 3 triệu ha đất trồng lúa, Bộ NN-PTNT thấy rằng cần khai thác đất mặt ở mức cho phép để khi cần thì quay lại trồng lúa. Bộ trưởng đồng ý với nhận định của đại biểu về mức độ khai thác đất mặt, cần có quy định rõ ràng hơn. Địa phương vừa cần quản lý, vừa cần được tạo điều kiện phát triển kinh tế. Do đó, đây là vấn đề mà các ban ngành cần có giải pháp cụ thể.

 

Tích cực phối hợp, tìm hướng giải quyết tình hình sạt lở

Đại biểu Trịnh Minh Bình, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long cho biết, thời gian qua, ĐBSCL diễn ra sụt lún, sạt lở bờ sông. Nguyên nhân ban đầu không phải do khai thác cát sỏi, không phải do dòng chảy. Đại biểu đề nghị Bộ NN-PTNT cho biết lý do sạt lở. Câu hỏi này đại biểu cũng xin gửi tới Bộ TN-MT.

sat lo

Về vấn đề sụt lún, sạt lở, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá đây là vấn đề lớn. Đánh giá ban đầu, ông  cho rằng do địa chất ĐBSCL chịu tác động do dòng chảy, gây mềm đất; bất cứ việc chất thêm tải trọng nào cũng sẽ gây ra lún sụt. Ngoài ra, còn có thể kể tới các đập từ thượng nguồn Mekong, gây cản trở phù sa, cản trở thủy sản. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia thủy lợi đã phát biểu trong Hội nghị do Chính phủ tổ chức mới đây, liên quan tới vấn đề đại biểu tại Vĩnh Long nêu. Nguyên nhân nữa là do nhiều hộ dân khoan nước phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản.

Trước mắt, đó là những nguyên nhân được giới khoa học nhìn nhận. Bộ NN-PTNT đang phối hợp cùng các ngành, các nhà khoa học tích cực tìm hướng giải quyết.

 

Tích hợp đa giá trị cho ruộng bậc thang

Đại biểu Sùng A Lềnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai cho biết, Bộ NN-PTNT đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35 và Nghị định số 62 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số quy định hỗ trợ còn thấp, chưa có chính sách đặc thù, đặc biệt là chính sách đặc thù quản lý, bảo vệ ruộng bậc thang.

ruong bac thang

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao giá trị ruộng bậc thang và nêu rõ ruộng bậc thang tuy sản lượng không cao nhưng giá trị rất cao nếu biết tích hợp giá trị của văn hóa, lịch sử và giá trị cảnh quan.

Đây cũng là một vấn đề được Bộ NN-PTNT quan tâm và có nhiều chuyến khảo sát, nhằm tích hợp đa giá trị, giúp bà con đồng bào dân tộc có thêm thu nhập từ hoạt động du lịch, du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm từ ruộng bậc thang.

 

Tránh vòng lẩn quẩn 'càng cạn kiệt thì càng khai thác, càng khai thác thì càng cạn kiệt'

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thừa nhận, với thực trạng hiện nay, vì lợi ích kinh tế, vì mưu sinh, việc đánh bắt thủy sản hiện nay đã làm cho nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, môi trường biển bị ảnh hưởng.

Đại biểu chất vấn, Bộ NN-PTNT đã tính tới việc quy định đánh bắt thủy sản theo mùa, theo đặc tính sinh sản, sinh trưởng của thủy sản hay chưa?

tau-ca-1

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi phải làm tốt hơn nữa công tác giám sát, tăng cường kiểm tra đầu vào từng chiếc tàu ra khơi... (Ảnh minh họa).

Theo Bộ trưởng, làm tốt công tác quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển được các khu bảo tồn biển sẽ không chỉ mang lại giá trị kinh tế, giảm thiểu vấn đề khai thác kiểu tận diệt. Giai đoạn hiện tại, cấu trúc ngành thủy sản nước ta còn manh mún, do đó, các cơ quan phải cùng nhau, cộng đồng trách nhiệm, cùng với ngư dân, những người tham gia hậu cần ngành thủy sản và các hiệp hội ngành hàng mới có thể quản lý tốt.

Thông qua phiên chất vấn, Bộ trưởng cũng gửi gắm đến lãnh đạo chính quyền địa phương cùng đối thoại để tìm hướng hỗ trợ cho ngư dân, giải quyết được câu chuyện càng cạn kiệt thì càng khai thác, càng khai thác thì càng cạn kiệt. Đồng thời nâng cao năng lực, kỹ năng đi biển và trách nhiệm của ngư dân.

Bộ trưởng kêu gọi phải làm tốt hơn nữa công tác giám sát, tăng cường kiểm tra đầu vào từng chiếc tàu ra khơi, kiểm tra từng thiết bị giám sát hành trình; tăng cường kiểm tra, truy xuất nguồn hàng của doanh nghiệp. Một số biện pháp được đưa ra như siết chặt quản lý đầu vào và quan trọng hơn là đầu ra, thay đổi cách quản trị, sự vào cuộc của hiệp hội ngành hàng thì mới có thể giải quyết thành công vấn đề.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cam kết sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để trong thời gian tới thực hiện tốt hơn Đề án quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như Đề án phát triển khu bảo tồn.

 

Xác định rõ 3 trụ cột trong kinh tế biển: Khai thác - Nuôi trồng - Bảo tồn

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đề nghị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT nêu những giải pháp cấp bách nhằm sớm gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thừa nhận, ngành thủy sản bị cảnh báo "thẻ vàng" IUU đã ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu thủy sản. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU có xu hướng giảm dần qua từng năm.

5caava-1546413355

Nếu không cấu trúc lại ngành thủy sản, không đẩy mạnh nuôi trồng, không đẩy mạnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là trong các khu bảo tồn thì cứ mãi mãi câu chuyện tranh chấp về tài nguyên và các ngư dân (Ảnh minh họa).

Một trong những nguyên nhân chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" là số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn xảy ra. Việc theo dõi, kiểm soát tàu cá còn có bất cập. Tình trạng tàu cá mất tín hiệu kết nối dài ngày chiếm khoảng trên 15 % so với tổng số lượng tàu cá đã được lắp đặt hệ thống giám sát.

Hiện Bộ NN-PTNT đã xác định rõ 3 trụ cột trong kinh tế biển là khai thác - nuôi trồng - bảo tồn. Bộ cũng đã ban hành quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và cũng quy hoạch được 11/17 khu bảo tồn biển. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho vấn đề này chưa thỏa đáng. Mục tiêu đề ra là đến năm 2030, số khu bảo tồn biển phải chiếm 6% diện tích mặt biển nhưng cho đến nay mới chưa đạt 0,12%.

Về giải quyết, chấm dứt vi phạm trên biển, Bộ trưởng nêu rõ, chỉ cần một chiếc tàu vi phạm là không gỡ “thẻ vàng”. Theo Bộ trưởng, nếu không cấu trúc lại ngành thủy sản, không đẩy mạnh nuôi trồng, không đẩy mạnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là trong các khu bảo tồn thì cứ mãi mãi câu chuyện tranh chấp về tài nguyên và các ngư dân.

 

'Ám ảnh tâm trí' chuyện cải thiện thu nhập của nông dân trồng lúa

ba viet nga

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn ĐBQH Hải Dương. Ảnh: Hoàng Phong/VnExpress.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, đoàn ĐBQH Hải Dương hỏi: Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới, nhưng người làm ra cây lúa còn nghèo, thậm chí rất nghèo. Đại biểu mong Bộ trưởng lý giải vấn đề này. Ngoài ra, bà Nga đề nghị Bộ Công thương cho biết thêm về việc ùn tắc tại cửa khẩu, phụ thuộc thị trường Trung Quốc?

Trả lời bà Nga, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết theo khảo sát, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế. Người trồng lúa lại có thu nhập thấp nhất trong nông nghiệp. “Việc này chúng ta không nói khác đi được, song có thể làm khác đi. Trong bối cảnh này, giá gạo tăng từng ngày, đây là thời cơ để nâng cao thu nhập cho nông dân. Tôi cảm xúc với tin nhắn của một nông dân miền Tây hồi đầu nhiệm kỳ: Nếu giá lúa cao và thu nhập ổn định thì chúng tôi sẵn sàng mang mùng mền (chăn màn) ra canh lúa, đảm bảo an ninh lương thực. Giá lúa thấp thì chúng tôi đành bỏ ruộng”.

Bộ trưởng nói đó là điều “ám ảnh tâm trí” ông, đó là việc làm sao cải thiện thu nhập của nông dân trồng lúa. Đó không chỉ là giá. Điều cần là làm “bài toán trừ”, giảm bớt chi phí đầu vào như giống, phân, thuốc. Khảo sát của Bộ NN-PTNT cho thấy thời gian qua, nhờ ứng dụng canh tác khoa học, nông dân đã giảm được 25% chi phí đầu vào. “Tổng hợp lại là giảm, mà giảm bao nhiêu là tăng bấy nhiêu. Bài toán kinh tế là cả hai đầu, một đầu giảm và một đầu tăng. Chỉ lấy cái giá thì không nói hết lên bài toán kinh tế”.

nong dan

Theo khảo sát, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế. Người trồng lúa lại có thu nhập thấp nhất trong nông nghiệp (Ảnh minh họa).

Người đứng đầu ngành nông nghiệp bày tỏ lo lắng nếu giá còn tăng cao, sẽ gây rối ngành hàng, thiếu bền vững. Ông vừa đi cùng Thủ tướng đến thăm một HTX gần 400ha, chỉ có 85 hộ thành viên, ngoài đồng có khoảng 40 người. Họ ngồi ngoài đồng, điều khiển máy móc. “Nếu chúng ta chỉ nghĩ người nông dân trồng cái gì hưởng cái đó, thì chúng ta đi chưa đúng tinh thần Nghị quyết 19. Đó là chuyển từ tăng trưởng đơn giá trị, sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị”, Bộ trưởng phân tích.

Lý giải cụ thể hơn, Bộ trưởng NN-PTNT cho biết “không gian lúa” có thể tạo ra những ngành khác. Bởi hiện tại, máy móc nhiều, nông dân rảnh rỗi. Do đó, nông dân hoàn toàn có thể làm thêm những việc khác, liên kết cùng làm thêm nông sản khác.

“Chúng ta cần có cái nhìn đa chiều. Chính quyền địa phương có thể nghiên cứu, khuyến khích nông dân vào HTX, mua chung, bán chung, tạo ra nhiều dịch vụ chung. Thu nhập sẽ nằm ở từng phân khúc đó. Không chỉ là trồng lúa rồi bán lúa cho thương lái như bây giờ”.

80% diện tích lúa ở ĐBSCL chiếm 95% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động trồng lúa còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, dẫn đến chi phí gia tăng. Chất lượng hạt gạo cũng chưa thực sự xuất sắc. Điều đáng nói là nông dân ĐBSCL thích ứng rất nhanh, trồng xen, nuôi xen giữa các vụ lúa. Có nông dân từng tâm sự với Bộ trưởng rằng “trồng lúa để nuôi tôm”. Không có lúa thì không có cá, tôm. Những động vật này ăn hạt lúa rơi, còn cây lúa sống nhờ phế phẩm từ tôm, cá. Đây là sự tích hợp kinh tế tuần hoàn. Nếu khi tôm xuống giá, thì nông dân mở rộng quy mô trồng lúa.

 

Xem xét, làm rõ quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ rừng trồng

Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho biết, Thông tư số 26 ngày 30/12/2022, Bộ NN-PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc lâm sản, có quy định về trình tự, thủ tục khai thác gỗ rừng trồng.

rung trong

Khai thác rừng keo để giải phóng đất trồng lại rừng (Ảnh minh họa).

Theo Nghị định số 57, nông sản từ nuôi, trồng được tự do lưu thông trên thị trường, cơ quan nhà nước không được có các thủ tục hành chính về xác nhận nguồn gốc nguyên liệu và các thủ tục hành chính khác gây khó khăn cho việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản… Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết căn cứ vào đâu để quy định tại Thông tư số 26 về thủ tục này?

Trả lời câu hỏi đại biểu Nguyễn Trường Giang, Bộ trưởng khẳng định sẽ xem lại thông tư 26 và khẳng định trên biển có quy định IUU, trên rừng có quy định riêng về truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm sản sang Châu Âu, có quy định chặt chẽ nếu làm suy thái rừng và mất rừng. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ khi xuất khẩu các sản phẩm này sang châu Âu.

Sau khi có tranh luận từ đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc thực hiện cam kết quốc tế là đúng nhưng vấn đề ở đây là thẩm quyền. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết sẽ xem xét lại các văn bản liên quan để làm rõ vấn đề như đại biểu nêu.

 

Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Khó vẫn phải làm

go the vang

Về các điều kiện khó thực thi gỡ "thẻ vàng", Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định khó vẫn phải làm (Ảnh minh họa).

Đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cho biết, Báo cáo giám sát năm 2022 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chỉ rõ, khung pháp lý của Việt Nam về IUU chưa cụ thể, khó thực hiện…

Tuy nhiên, trong Báo cáo của Bộ NN-PTNT chưa nêu ra được nhóm giải pháp riêng cho vấn đề này. Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ, khung pháp lý của Việt Nam còn những vướng mắc gì và giải pháp, hướng khắc phục trong thời gian tới?

Về các điều kiện khó thực thi gỡ "thẻ vàng", Bộ trưởng khẳng định khó vẫn phải làm, nhưng Bộ sẽ nghiên cứu lại những quy định bất cập để sửa đổi. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần thực thi nghiêm quy định, trong đó có quy định tại Luật Thủy sản, có như vậy mới có hiệu quả trong thực tế.

 

Vấn đề hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi là loại bệnh mới xuất hiện từ năm 2019, không phải bệnh được hỗ trợ theo các loại dịch bệnh nguy hiểm đã công bố. Vì vậy, Nghị định số 02 năm 2017 của Chính phủ chưa quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ tiêu hủy vật nuôi đối với dịch bệnh này.

Việc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh mới chỉ được thực hiện và có hiệu lực trong năm 2019 và 2020. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh nhận được nhiều phản ánh, từ năm 2021 đến nay, các hộ dân có lợn bị tiêu hủy vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

tieu huy

Tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ NN-PTNT có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ nữa hay không, nguyên nhân vì sao lại chậm hỗ trợ như vậy? Đồng thời chỉ rõ các giải pháp nhằm tiếp tục hỗ trợ kinh phí đối với những trường hợp bắt buộc phải tiêu hủy vật nuôi do dịch bệnh này?

Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Hà, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận thiếu sót với bà con chăn nuôi về việc tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi. Bộ đã soạn thảo và trình Chính phủ từ năm 2020 về chính sách hỗ trợ bà con nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên phải cân đối nguồn lực.

Bộ trưởng thông tin thêm, gần đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã đồng ý về dự thảo phê duyệt nghị định hỗ trợ người dân thiệt hại do dịch bệnh.

 

Vấn đề nuôi biển, hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản

Đại biểu Nguyễn Văn Huy, đoàn Thái Bình đề nghị Bộ NN-PTNT cho biết những chính sách sẽ được áp dụng trong hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Bộ trưởng cho biết, nuôi biển là một cách để giảm khai thác. Cho nên đối tượng ưu tiên đầu tiên chính là giảm đội tàu khai thác. Hiện Bộ đã có nhiều quy hoạch liên quan tới vấn đề này, ngoài việc giảm số lượng tàu, còn là xây dựng các khu neo đậu, tránh trú bão.

nuoi bien

Nuôi biển là một cách để giảm khai thác (Ảnh minh họa).

Để đảm bảo cuộc sống của ngư dân, Bộ trưởng cho rằng cần sự chung tay của các doanh nghiệp, trong đó có việc doanh nghiệp cần có hệ sinh thái cho những người dân, để đảm bảo người ngư dân tự nguyện không tham gia. Chỉ khi đó, nuôi biển mới có thể thành công, hướng tới đảm bảo cả hai mục tiêu phát triển kinh tế và giảm lượng khai thác.

Bình luận