Hệ thống nuôi trồng thủy sản sáng tạo biến 'hà đục gỗ' thành hải sản bổ dưỡng

Bình luận · 191 Lượt xem

Các nhà nghiên cứu hy vọng đổi tên một loài sinh vật biển gây hại thành một loại thực phẩm bổ dưỡng đã phát triển hệ thống nuôi ‘hà đục gỗ’ (shipworm) đầu tiên trên thế giới với tên gọi mới là 'ngao không vỏ&


 

Dù có ngoại hình giống giun nhưng loài hà này lại thuộc vào lớp vỏ hai mảnh nhuyễn thể và không thuộc lớp hà như tên gọi. Thân hình của hà đục gỗ đa phần nhỏ, dài khoảng 2 cm, màu trắng đục, có cá thể dài tới 60 cm cùng đường kính thân lên tới 1 cm và hơn thế nữa. Những con sinh vật nước mặn màu trắng, dài này là loài hai mảnh vỏ phát triển nhanh nhất thế giới và có thể dài tới 30 cm chỉ sau 6 tháng. Chúng kiếm ăn bằng cách đục khoét thân gỗ và biến nó thành protein có giá trị dinh dưỡng cao.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng Vitamin B12 trong hệ thống ‘Ngao không vỏ’ cao hơn so với hầu hết các loài hai mảnh vỏ khác và gần gấp đôi lượng được tìm thấy trong trai xanh.

Với việc bổ sung thức ăn làm từ tảo vào hệ thống, ‘Ngao không vỏ’ có thể được tăng cường axit béo không bão hòa đa omega-3 - chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.

Hà đục gỗ thường được coi là loài gây hại vì chúng đục thủng bất kỳ cây thân gỗ nào sống dưới  biển, bao gồm cả tàu, cầu tàu và bến cảng.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống nuôi trồng thủy sản khép kín hoàn toàn có thể được kiểm soát hoàn toàn, loại bỏ những lo ngại về chất lượng nước và an toàn thực phẩm thường liên quan đến việc nuôi trai và hàu.

Và thiết kế mô-đun có nghĩa là nó có thể được sử dụng trong môi trường đô thị, cách xa biển.

Tiến sĩ David Willer, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: Ngao không vỏ có vị giống như hàu, rất bổ dưỡng và có thể được sản xuất mà không gây tác động nhiều đến môi trường. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm nuôi chúng bằng cách sử dụng gỗ phế liệu để sản xuất thực phẩm có hàm lượng protein cao và các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B12.

Được đặt tên khoa học là Teredinids, những sinh vật này không có vỏ nhưng được xếp vào loại động vật có vỏ hai mảnh vỏ và có họ hàng với hàu và trai.  Do ‘ngao không vỏ’ không mất năng lượng vào việc phát triển vỏ nên có tốc độ phát triển nhanh hơn nhiều so với trai và hàu, vốn có thể mất hai năm để đạt kích cỡ có thể thu hoạch được.

Ở Philippin, hà đục gỗ hoang dã chế biến dưới dạng sống hoặc được tẩm bột và chiên như mực. Nhưng đối với người Anh, các nhà nghiên cứu cho rằng ‘ngao không vỏ’ sẽ phổ biến hơn như một loại thực phẩm thay thế 'thịt trắng' trong thực phẩm chế biến sẵn như cá viên và chả cá.

MH (Theo Sciencedaily)

Bình luận