Tiềm năng phát triển nền nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn

Bình luận · 82 Lượt xem

Sóc Trăng là tỉnh hội tụ khá đầy đủ các yếu tố về vị trí địa lý, thổ nhưỡng, nguồn nước, nguồn nhân lực... để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, quy mô lớn. Trong đó, địa phương xác định: thủy sản là ngàn

Quyết định số 995/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có nêu cụ thể về phương hướng phát triển ngành nông nghiệp. Theo đó, mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng là tỉnh có nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 124 triệu đồng. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 27%. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 80/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có ít nhất 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 75%. Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 3%...

Tầm nhìn đến năm 2050, Sóc Trăng trở thành khu vực phát triển động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển cảng biển Trần Đề; là tỉnh có kinh tế phát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đối với các hoạt động kinh tế - xã hội; các ngành sản xuất, dịch vụ thông minh với các mô hình kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Phát triển nguồn nhân lực gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành tiềm năng tạo bước đột phá phát triển, như: năng lượng, du lịch, cảng biển, logistics, đô thị, dịch vụ, chuyển đổi số và ngành nông nghiệp, thủy sản, chế biến thủy sản - đây là một trong những bước đột phá phát triển theo quy hoạch.

 

Là tỉnh có diện tích tự nhiên trên 331.180ha, trong đó, đất nông nghiệp 280.384ha, chiếm 84,66% diện tích tự nhiên (đứng thứ 5 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long). Bên cạnh đó, Sóc Trăng có hệ thống giao thông phát triển khá đồng bộ từ trung tâm tỉnh đến các huyện, thị xã và kết nối với các tỉnh, thành phố cả nước. Hệ thống giao thông đường thủy đi ra 2 cửa biển Trần Đề và Mỹ Thanh là điều kiện thuận lợi trong giao thương với các tỉnh, các địa phương trong vùng… Chính vì thế, trong quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đề ra phương hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững, hiện đại gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Hình thành vùng chuyên canh các mặt hàng chủ lực, thế mạnh của tỉnh với quy mô thích hợp. Ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản; cải tiến, phát triển giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường. Phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với công nghiệp chế biến và năng lượng; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP; xây dựng, định vị thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh; phát triển đa dạng các thị trường tiêu thụ; kết hợp du lịch. Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, trong đó chú trọng nuôi trồng thủy sản nước lợ, cây ăn trái, lúa đặc sản, chăn nuôi bò…

 

Phát huy những thế mạnh, kết quả đạt được, trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo tỉnh cùng chính quyền các địa phương sẽ bám sát theo nội dung Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để xây dựng các mục tiêu, giải pháp toàn diện, trong đó sẽ tạo điều kiện để ngành Nông nghiệp Sóc Trăng phát triển nhanh, ổn định và bền vững.

Bình luận