Sen chết hàng loạt

Bình luận · 104 Lượt xem

Mô hình trồng sen, nuôi cá trên diện tích đất sình lầy đã giải được bài toán chuyển đổi đất canh tác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại nguồn thu nhập cho người dân Hành Thịnh (Nghĩa Hành). Tuy nhiên, đã 3 năm liên ti

Ông Phan Diễn, ở xã Hành Thịnh, là một trong những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng, chăm sóc cây sen. Vụ sen năm nay, ông Diễn bỏ ra hơn 10 triệu đồng để mua giống, bón phân trồng 6 sào sen. Nhưng giờ đây, ông Diễn chỉ biết đứng nhìn hồ sen khô héo, chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Ông Diễn cho biết, tình trạng sen khô héo, chết xuất hiện từ năm 2020. Nếu năm đầu tiên sen hư hại vẫn có thể vớt vát được 30 – 50% thì năm nay dù đã cuối vụ sen, nhưng vẫn không thu hoạch được dù chỉ là 1kg hạt.

 

“Trước tình hình sen bị hư hại, đầu vụ này, các hộ trồng sen đã tiến hành cải tạo đất, rải vôi trước khi xuống giống với hi vọng có được một mùa sen tươi tốt, bù thu cho những năm trước. Thế nhưng đã đến tháng 10 (tức cuối tháng 8 âm lịch) trên đồng sen không một bóng người, hồ nào cũng chỉ lưa thưa vài cây sen đã rũ lá, chết khô”, ông Diễn nói thêm.

 

 

Là hộ trồng sen có diện tích lớn tại xã Hành Thịnh, ông Lê Minh Nhân không khỏi lo lắng khi sen chết hàng loạt. Ông Nhân chia sẻ, ban đầu trồng cây phát triển rất tốt, nhưng đến tháng thứ 3, 4 thì có tình trạng phần thân cây sen dưới mặt nước khoảng 10 phân bị teo, thối lá, thối mầm rồi chết dần.

 

Người trồng sen bắt đầu xuống giống từ tháng 11 năm trước. Đến tháng 3, 4 năm sau đã có thể thu hoạch đến đầu tháng 10 thì hết vụ. Bình quân 1 sào sen có thể thu hoạch 1,5 - 2 tạ hạt sen thô. Với giá bán từ 40 – 45 nghìn đồng/kg hạt sen thô và 120 - 150 nghìn đồng/kg hạt sen thành phẩm, người trồng sen có thể thu được 9 - 10 triệu đồng/sào. Sau khi trừ các chi phí, lãi ròng khoảng 6 triệu đồng/sào.

 

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hành Thịnh Nguyễn Văn Long, xã Hành Thịnh nổi tiếng với đầm sen lớn nhất tỉnh với diện tích trồng hơn 30ha. Mỗi năm, có thể thu về hơn 5 tỷ đồng từ trồng sen. Tình trạng sen chết xuất hiện từ năm 2020 và 2 năm gần đây, diện tích sen hư hại ngày càng nghiêm trọng, thiệt hại đến 90% khiến người dân mất trắng.

 

Xã Hành Thịnh nổi tiếng với đầm sen lớn nhất tỉnh. Những năm trước, sen được mùa không chỉ đem lại thu nhập cho người dân mà còn tạo cảnh quan, thu hút du khách đến tham quan, chụp hình.

Xã Hành Thịnh nổi tiếng với đầm sen lớn nhất tỉnh. Những năm trước, sen được mùa không chỉ đem lại thu nhập cho người dân mà còn tạo cảnh quan, thu hút du khách đến tham quan, chụp hình.

Địa phương đã tiến hành lấy mẫu nước, bệnh phẩm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Qua phân tích lấy mẫu bệnh trên cây sen, nguyên nhân được xác định do 5 loại nấm Pestalotiopsis sp, Curvaria sp, Alternaria sp, Colletotrichum sp và Ceratocys sp gây ra. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc đặc trị trên cây sen nên chỉ có sử dụng các loại thuốc đăng ký các loại nấm ở các loại cây trồng khác, trong đó tăng cường các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, kết hợp biện pháp hóa học. Mới đây, cán bộ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Quảng Ngãi đã tập huấn kỹ thuật trồng sen lấy hạt, phòng trừ một số bệnh như sâu ăn tạp, bù lạch (bọ trĩ), rầy mềm nhằm giúp người trồng sen có thêm kiến thức, áp dụng trong việc phòng, chữa bệnh hiệu quả cho sen.

 

Hội Nông dân xã Hành Thịnh đã thành lập chi Hội nghề nghiệp “Trồng và sơ chế sản phẩm hạt sen của liên chi Hội Nông dân thôn Xuân Đình - Ba Bình” với 22 thành viên, thông qua chi Hội, các hộ trồng sen được hướng dẫn tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, có thêm điều kiện, cơ hội nâng cao kỹ thuật cũng như kết nối chế biến tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ trồng sen với các doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, ông Long cho biết.

 

 

Bình luận