Huyện Xín Mần của Hà Giang đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Bình luận · 174 Lượt xem

Phát triển các sản phẩm chủ lực dựa vào thế mạnh cùng với đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng số là hướng đi mà huyện Xín Mần (Hà Giang) đã và đang triển khai nhằm đưa sản phẩm OCOP tiêu thụ rộng khắp trên các thị trư??

Xín Mần là huyện vùng biên, còn nhiều khó khăn về nguồn lực cũng như điều kiện, trình độ dân trí, tuy nhiên huyện Xín Mần lại có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành nông nghiệp. Để phát triển các sản phẩm OCOP của địa phương, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện luôn duy trì hoạt động của các gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các khu du lịch trọng điểm, các gian hàng để giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện đến với khách du lịch.

 

Việc thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Xín Mần đã tập trung đầu tư và hoàn thiện các sản phẩm phi nông nghiệp, dịch vụ có thế mạnh của huyện, thuộc 6 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.

 

Ông Cháng Văn Kinh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Xín Mần cho biết, toàn huyện có 20 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh, còn lại đạt 3 sao. Ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tiếp tục cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh việc áp dụng khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quan tâm đến quy trình, kỹ thuật gắn với liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hướng đi bền vững trong ngành Nông nghiệp đang được huyện Xín Mần thực hiện.

 

Bên cạnh việc quảng bá sản phẩm OCOP theo phương thức truyền thống, Xín Mần cũng đang tập trung áp dụng công nghệ số đưa sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch điện tử và bước đầu đem lại hiệu quả rất cao như: AutoAgri.vn, Voso.vn; Portmart.vn. Cùng với sản phẩm chè của HTX Thương mại - Vận tải Tuấn Băng, một số sản phẩm OCOP của huyện như: Chè Chế Là, Chè Tuấn Băng, Trà Khổ qua rừng, Mật ong Thảo quả… cũng đã được ngành chuyên môn của huyện quảng bá và tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tử.

 

Chị Vũ Thị Sâm, tại tổ 3, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần cho hay, hai năm trở lại đây, tôi thường bán các sản phẩm OCOP của địa phương trên các trang mạng xã hội như zalo, Facebook; thông qua các kênh này tôi bán được nhiều hơn. Khách hàng rất tin dùng các sản phẩm OCOP của huyện Xín Mần.

 

Đặc biệt, trong những năm qua, huyện Xín Mần đã trú trọng vào các dự án trồng rau hữu cơ, trồng củ cải và bắp cải được liên kết theo chuỗi giá trị với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Nam MISAKI và Công ty Cổ phần Nông nghiệp tốt đã tạo ra một triển vọng về đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

 

Bình luận