Chiều 6.10.2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam (Vietnam New Economy 2023) với chủ đề: “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) ông Đỗ Thành Trung nhấn mạnh:
Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu xuyên suốt, được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua các thời kỳ.
Việt Nam đang phát huy thế mạnh lợi ích và tiềm năng rất lớn từ các mô hình kinh tế mới, nỗ lực cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm phát triển bền vững, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững SDGs đến năm 2030 phù hợp với bối cảnh mới và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhiều chiến lược nhằm thúc đẩy các mô hình kinh tế mới đã được ban hành trong thời gian gần đây
KINH DOANH
5 vấn đề liên quan đến các mô hình kinh tế mới để tăng trưởng kép
VŨ LONG
LDO 06/10/2023 22:16
Các mô hình kinh tế mới đều do con người và vì con người, lấy con người là trung tâm, nên khi triển khai các mô hình kinh tế mới cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng.
Chiều 6.10.2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam (Vietnam New Economy 2023) với chủ đề: “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) ông Đỗ Thành Trung nhấn mạnh:
Phát triển bền vững vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu xuyên suốt, được thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua các thời kỳ.
Thứ trưởng Bộ KHĐT Đỗ Thành Trung phát biểu về mô hình kinh tế mới. Ảnh: Việt Dũng
Thứ trưởng Bộ KHĐT Đỗ Thành Trung nhấn mạnh về vai trò của mô hình kinh tế mới. Ảnh: Việt Dũng
Việt Nam đang phát huy thế mạnh lợi ích và tiềm năng rất lớn từ các mô hình kinh tế mới, nỗ lực cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm phát triển bền vững, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững SDGs đến năm 2030 phù hợp với bối cảnh mới và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhiều chiến lược nhằm thúc đẩy các mô hình kinh tế mới đã được ban hành trong thời gian gần đây.
admicro.vnXem thêm
Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nêu 5 vấn đề liên quan đến các mô hình kinh tế mới trong thời gian tới: Thứ nhất, các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau và đều dựa trên một nền tảng quan trọng đó là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đi cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao.
Do vậy, ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện thành công các mô hình kinh tế mới.
Thứ hai, các mô hình kinh tế mới đều do con người và vì con người, lấy con người là trung tâm nên khi triển khai các mô hình kinh tế mới cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng. Do vậy, cần có lộ trình giảm thiểu các tác động tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi trong quá trình này.
Thứ ba, việc triển khai các mô hình kinh tế mới cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của tất cả các bên liên quan. Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo lập khung khổ thể chế chính sách, hỗ trợ ban đầu và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, cốt lõi trong quá trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công.
Thứ tư, việc triển khai các mô hình kinh tế mới luôn cần nắm bắt kịp xu thế tiến bộ của thế giới, đặc biệt là các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo. Do vậy, cần tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin.
Thứ năm, các quốc gia phát triển, nơi mà các mô hình kinh tế như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho các quốc gia đang phát triển trong việc thúc đẩy triển khai các mô hình kinh tế mới để cùng hướng tới lợi ích chung, mục tiêu chung của toàn cầu về khí hậu và phát triển bền vững.