Trồng thứ cây bò loằng ngoằng nhưng ra củ thẳng đuồn đuột, muốn đào phải xịt nước, nhiều người đến xem

Bình luận · 230 Lượt xem

Dễ trồng, dễ chăm sóc lại ngắn ngày, cây khoai mài (cây củ mài) hiện đang là cây trồng được nhiều nông dân tìm tòi, học hỏi và trồng tại Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, ngụ xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trồng thành công cây khoai mài (hoài sơn) và cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Trồng thứ cây dây leo loằng ngoằng nhưng ra củ thẳng đuồn đuột, muốn đào phải xịt nước, nông dân thu tiền tỷ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, trú tại xã Kim Long, huyện Châu Đức (trái) trao đổi kinh nghiệm trồng khoai mài với cán bộ hội nông dân. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN.

Ba năm trước, ông Tuấn bắt đầu “bén duyên” với cây khoai mài. Lần đó, ông đi tham quan một nhà vườn chuyên trồng khoai mài ở huyện Xuyên Mộc thấy được giá trị kinh tế lẫn giá trị quý giá dược liệu của loại cây này, ông đã bỏ ra số tiền 7 triệu đồng mua cây giống về trồng thử nghiệm trên phần diện tích 300m2 của gia đình.

“Tôi biết đến củ khoai mài sấy khô trong đông y dùng làm thuốc bổ mà hầu như tất cả các toa thuốc bác sĩ đông y liệt kê cho bệnh nhân đều có thành phần của củ này. Ngoài ra, trong thực phẩm củ khoai mài còn chế biến được rất nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe được nhiều thực khách ưa chuộng nên tôi đã quyết tâm theo đuổi việc trồng loại cây này”, ông Tuấn chia sẻ.

  • Bất ngờ với mùa lộc trời là thứ trái mọng nước này ở An Giang, ai trông thấy đều tứa nước miếng

     

Lứa đầu tiên sau 8 tháng trồng do chưa có kinh nghiệm chăm sóc cây khoai mài nên ông Tuấn lời lãi không đáng là bao. Một lần nữa ông đã tới các nhà vườn trồng khoai mài trên địa bàn tỉnh để học hỏi thêm kinh nghiệm trồng, nghiên cứu tài liệu trên mạng internet về tập tính phát triển của cây.

Khi đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm, năm 2021, ông Tuấn đã dừng hẳn việc kinh doanh các sản phẩm về sức khỏe mà ông gắn bó nhiều năm và dốc hết vốn liếng có được để thuê đất, mua giống về trồng khoai mài thương phẩm.

Phía công ty cung cấp cây giống cũng đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với ông, với giá khoai mài ổn định 13.000 đồng/kg, càng giúp ông có thêm động lực để theo đuổi việc trồng cây khoai mài này. Lứa khoai mài thứ 2 nhờ có kiến thức, kinh nghiệm trồng đã giúp ông Tuấn có một mùa bội thu.

Hiện, gia đình ông Tuấn đang có tổng diện tích trồng khoai mài với khoảng 14 ha gồm cả đất của gia đình lẫn đất thuê lại của người dân. Trong số đó có 3 ha trồng tại xã Bình Trung (huyện Châu Đức); 11 ha trồng tại xã Tóc Tiên, xã Sông Xoài, xã Hắc Dịch (thị xã Phú Mỹ).

Trồng thứ cây dây leo loằng ngoằng nhưng ra củ thẳng đuồn đuột, muốn đào phải xịt nước, nông dân thu tiền tỷ - Ảnh 3.

Công nhân lấy vòi nước cao áp để tách khoai mài ra khỏi lớp đất để thu hoạch tại vườn khoai mài của gia đình ông Nguyễn Quốc Tuấn. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN.

Chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác ông Tuấn cho biết, việc trồng khoai mài trên diện tích lớn nên phải cần khoảng 15-20 lao động chăm sóc hàng ngày. 

Trồng thứ cây dây leo loằng ngoằng nhưng ra củ thẳng đuồn đuột, muốn đào phải xịt nước, nông dân thu tiền tỷ - Ảnh 4.

Nhập mô tả cho ảnhÔng Nguyễn Quốc Tuấn, trú tại xã Kim Long, huyện Châu Đức bên sản phẩm khoai mài mà gia đình ông trồng. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN.

Mọi công đoạn từ làm đất, đánh luống, bón phân, xuống giống, chăm sóc cắt cỏ đều được làm bằng máy. Cây khoai mài có củ mọc đâm sâu về phía lòng đất nên phải làm cho đất tơi xốp xuống độ sâu từ 80 - 120cm, sau đó lên luống cao 30cm. Sử dụng phần chuồng ủ hoai bón lót liều lượng từ 5 – 7tấn/ha.

Trồng thứ cây dây leo loằng ngoằng nhưng ra củ thẳng đuồn đuột, muốn đào phải xịt nước, nông dân thu tiền tỷ - Ảnh 5.

Công nhân thu hoạch khoai mài tại vườn của gia đình ông Nguyễn Quốc Tuấn, ngụ xã Kim Long, huyện Châu Đức. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN.

Hom cây giống chọn để trồng là những cây có mầm to đều, khoảng cách trồng giữa hai cây cùng hàng là 25cm, khoảng cách giữa hai hàng là 80cm, luống cách luống 1,2m. Mỗi ha có thể trồng từ 25.000 - 30.000 hom cây tùy theo cách trồng.

Khi dây khoai mài bắt đầu vươn dài, dùng lưới đan và cây tre cắm theo hình chữ A làm giá thể cho cây leo. Sau 15 ngày trồng sử dụng phân NPK với liều lượng 15-20kg/ha, chu kỳ 7-10 ngày bón bổ sung một lần vào gốc cây. Trên các luống lắp hệ thống tưới phun để cung cấp nước cho cây vào mùa khô.

  • Dân U Minh Thượng ở Kiên Giang giăng lưới bắt loài cá đồng đặc sản này bán làm chả, nhà giàu ăn còn khen

     

Ông Tuấn cho biết, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch cây khoai mài mất khoảng 8 tháng, khi cây có hiện tượng héo lá rồi chuyển sang khô rụng, tàn lụi, là đến kỳ thu hoạch. Vụ khoai mài đang thu hoạch này, năng suất bình quân từ 50 – 60 tấn/ha, sau khi trừ chi phí ông Tuấn còn lời khoảng 300-400 triệu đồng/ha.

Theo anh Lâm Ngọc Nhâm, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Thương mại Du lịch Bầu Mây, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, một trong những doanh nghiệp trồng, cung cấp cây giống khoai mài và các sản phẩm chế biến từ củ khoai mài tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 650 ha trồng cây khoai mài. 

Cây khoai mài dễ trồng, năng suất cao, giá cả ổn định, giúp nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nguồn lao động địa phương. Củ khoai mài có nhiều dưỡng chất, giúp cải thiện sức khỏe con người. Trong đông y củ khoai mài dùng làm dược liệu chữa các bệnh suy nhược, điều trị các bệnh về đường ruột, mỏi lưng, hoa mắt, đổ mồ hôi trộm, tiểu đường, giúp phụ nữ sau sinh ăn ngon miệng.

Hiện nay, phía Công ty cổ phần Nông nghiệp Thương mại Du lịch Bầu Mây đang liên kết với nhiều hộ nông dân trong và ngoài tỉnh trồng loại cây này, sau đó công ty thu mua để bào chế ra bột khoai mài xuất khẩu đi nước ngoài.

Theo Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khoai mài là cây trồng ngắn ngày, dễ trồng và chăm sóc, là cây trồng đang mang lại lợi nhuận khá cao cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

Bình luận