Chủ tịch Lạng Sơn: Thiết lập 'hàng rào liên tỉnh' chặn gia cầm giống nhập lậu

Bình luận · 195 Lượt xem

Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cho rằng cần có sự phối hợp theo vùng, các tỉnh liền kề để chặn đường đi của gia cầm giống nhập lậu từ biên giới vào nội địa.

Không lơ là!

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình nhập lậu gia cầm giống qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn?

 

Sau khi có Công điện 492 ngày 18/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ NN-PTNT về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép qua biên giới, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo các lực lượng chức năng có liên quan để tập trung lực lượng, phương tiện và tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

 

Trong thời gian qua, mặc dù đã rất nhiều nỗ lực nhưng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn những vụ việc nhỏ lẻ buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, chủ yếu là gia cầm giống. 

 

Qua loạt bài của Báo Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi tiếp tục tập trung, chỉ đạo xử lý các vấn đề báo nêu, đồng thời cũng giao các lực lượng chức năng lập các chuyên án, điều tra, làm rõ, xử lý các đối tượng vi phạm.

 

Việc chống buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới là việc làm còn lâu dài và hết sức khó khăn do tuyến đường biên dài, địa hình phức tạp, các đối tượng vận chuyển có nhiều thủ đoạn tinh vi, luôn tìm cách trốn tránh các lực lượng chức năng.

 

Tỉnh yêu cầu, các lực lượng, địa phương để xảy ra tình trạng vận chuyển gia cầm trái phép qua địa bàn mình quản lý thì phải chịu trách nhiệm để làm sao thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng cũng như của Bộ NN-PTNT. Mục tiêu là chúng ta có được một ngành chăn nuôi an toàn, đảm bảo được sức khỏe, tính mạng cho người dân.

 

Tình trạng gia cầm giống nhập lậu qua đường biên trên bộ và đường biển… được các lực lượng chức năng bắt giữ thời gian gần đây ngày càng nhiều, số lượng rất lớn. Theo ông, đâu là nguyên nhân chính?

 

Việc vận chuyển, buôn bán gia cầm giống qua biên giới vào nước ta theo đánh giá của tôi chủ yếu là do người dân có nhu cầu thực tế về mua con giống để sản xuất, tuy nhiên các loại con giống sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và giá cả.

 

Do đó, người dân sẽ tìm mua giống ở các nguồn trôi nổi, không chính thống. Như vậy các đối tượng buôn lậu sẽ lợi dụng để đưa hàng từ bên kia biên giới vào nước ta.

 

Theo tôi, chúng ta cần quy hoạch lại các vùng chăn nuôi, đặc biệt là vùng sản xuất giống để đáp ứng được nhu cầu thực tế của người chăn nuôi.

 

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu về con giống, chúng ta cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về dịch bệnh, đảm bảo không có dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài biên giới vào nước ta để đảm bảo an toàn trong quá trình chăn nuôi cho bà con.

 

Ông vừa triệu tập cuộc họp đột xuất với các ban, ngành chức năng của Lạng Sơn và các huyện vùng biên - nơi có đường biên giới và là địa điểm gia cầm giống nhập lậu đi vào Việt Nam trái phép. Ngoài những chỉ đạo tại cuộc họp, ông có yêu cầu đơn vị chức năng tìm các giải pháp cụ thể trong thời gian tới?

 

Như đã trao đổi trong cuộc họp chiều 3/10, đối với các lực lượng biên phòng, và công an, sẽ lập chuyên án đấu tranh, xử lý tận gốc các đường dây buôn bán gia cầm qua biên giới.

 

Đối với các huyện biên giới, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn mình phụ trách, đồng thời các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cung cấp thông tin, hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi hoạt động này.

 

Ngoài ra, Lạng Sơn cũng quy định về chế độ trao đổi thông tin, báo cáo để kịp thời nắm bắt tình hình rồi từ đó có những chỉ đạo để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống nhập lậu gia cầm qua biên giới.

 

Thiết lập "hàng rào" liên tỉnh chặn đường đi của gà giống nhập lậu

Gia cầm giống nhập lậu qua đường tiểu ngạch của Lạng Sơn để vào trong nội địa phải qua rất nhiều tỉnh mới đến được người tiêu dùng. Ngoài nỗ lực của Lạng Sơn, các địa phương khác cũng phải có trách nhiệm liên kết, chung tay chia sẻ. Cơ chế phối hợp trong trường hợp này là gì, thưa ông?

 

Giống gia cầm nhập lậu qua biên giới để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Lạng Sơn là rất nhỏ. Phần lớn chủ yếu gia cầm giống được đưa về các địa phương phía sau để tiêu thụ. Do đó, để không xảy ra tình trạng nhập lậu gia cầm qua biên giới thì các tỉnh biên giới, cùng các tỉnh phía sau phải cùng nhau đẩy mạnh công tác phòng, chống thì mới xử lý được tận gốc vấn đề.

 

Nếu vẫn còn nhu cầu, vẫn tiêu thụ được các sản phẩm nhập lậu này thì chắc chắn các đối tượng vẫn tìm mọi cách để lẩn tránh các lực lượng chức năng và đưa giống gia cầm lậu vào nước ta. Do đó, trong thời gian tới chúng tôi sẽ trao đổi với các địa phương như Cao Bằng, Quảng Ninh… để cùng nhau chống việc nhập lập các sản phẩm gia cầm qua biên giới.

 

Đối với các tỉnh xung quanh, trong thời gian qua, Lạng Sơn đã phối hợp để ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu nói chung. Việc xử lý, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép giống gia cầm cần được xử lý theo tính chất liên vùng, theo hệ thống thì mới đạt hiệu quả cao

 

Con giống xuất phát từ bên kia biên giới Trung Quốc, biện pháp phối hợp với phía bạn là gì, thưa ông?

 

Hiện nay, mối quan hệ của Lạng Sơn với các địa phương phía Trung Quốc có đường biên với tỉnh đang được duy trì tốt. Chúng tôi thường xuyên có các hội đàm để trao đổi, xử lý các vấn đề xảy ra trên đường biên giới, trong đó có cả việc phối hợp để chống buôn lậu, gian lận thương mại, bao gồm cả buôn bán, vận chuyển trái phép giống gia cầm.

 

Chế tài cho các đơn vị nếu vẫn để xảy ra tình trạng này trong thời gian tới là gì?

 

Chúng tôi cho rằng cần đề cao trách nhiệm trong thi hành công vụ, do đó, tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, các huyện thực hiện nghiêm. Nếu xảy ra các vụ việc trên địa bàn mà liên quan đến lực lượng nào, cơ quan nào không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao thì sẽ phải xác định trách nhiệm và xử lý theo các quy định của pháp luật.

 

Xin cảm ơn ông!

 

 

 

 

Kiên Trung - Tùng Đinh

 

thực hiện

 

 

 

 

 Tags:

chở giống gà lậu

Lạng Sơn

chăn nuôi

gà nhập lậu

Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - vùng Scotland

Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam - vùng Scotland

Chính trị 04/10/2023 - 13:50

Tội ác bên trong rừng thông Tây Nguyên: [Bài 1] Bãi gỗ thông cổ thụ bên bìa rừng Đạ Sar

Tội ác bên trong rừng thông Tây Nguyên: [Bài 1] Bãi gỗ thông cổ thụ bên bìa rừng Đạ Sar

Phóng sự 04/10/2023 - 08:34

Hoan ca một dải biên thùy: [Bài 2] Những ngư phủ miền biên viễn

Hoan ca một dải biên thùy: [Bài 2] Những ngư phủ miền biên viễn

Phóng sự 04/10/2023 - 06:09

Ra mắt hệ thống cảnh báo sớm giông sét

Ra mắt hệ thống cảnh báo sớm giông sét

Xã hội 03/10/2023 - 22:00

Triển khai đề án phát triển kinh tế dịch vụ ven sông

Triển khai đề án phát triển kinh tế dịch vụ ven sông

Xã hội 03/10/2023 - 19:08

Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc, 63 HTX tiêu biểu

Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc, 63 HTX tiêu biểu

Thời sự 03/10/2023 - 15:52

Du khách ngán ngẩm với giá vé máy bay nội địa

Du khách ngán ngẩm với giá vé máy bay nội địa

Xã hội 03/10/2023 - 14:47

Tạm đình chỉ công tác giáo viên kéo lê học sinh

Tạm đình chỉ công tác giáo viên kéo lê học sinh

Xã hội 03/10/2023 - 14:11

Chủ tịch Lạng Sơn: Lập chuyên án điều tra nhập lậu gia cầm giống

Chủ tịch Lạng Sơn: Lập chuyên án điều tra nhập lậu gia cầm giống

Thời sự Nông nghiệp 03/10/2023 - 14:06

Lào Cai có hơn 600 chỉ tiêu vào ngành giáo dục

Lào Cai có hơn 600 chỉ tiêu vào ngành giáo dục

Xã hội 03/10/2023 - 13:13

Bão Koinu giật trên cấp 17 đang tiến gần Biển Đông

Bão Koinu giật trên cấp 17 đang tiến gần Biển Đông

Xã hội 03/10/2023 - 11:31

Xem thêm 

 

Bình luận