Đồng hành cùng nông dân
Gần 10 năm qua, Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông (Công ty Tiến Nông) đã nghiên cứu, ứng dụng thành công bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cây lúa, gồm Lúa 1-Chuyên lót và lúa 2-Chuyên thúc, giúp nông dân giảm thiểu chi phí trong sản xuất, tăng năng suất cây trồng. Phát triển sâu rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, đầu tư ứng trước cho nông dân tổ chức sản xuất nông sản, Công ty Tiến Nông đã cung ứng gần 14 triệu bao phân bón lót và bón thúc cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc gieo cấy, thâm canh hơn 350.000ha lúa.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa Lê Tuấn Anh cho biết: Hằng năm tổ chức hội phối hợp với các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Tiến Nông cung ứng phân bón vô cơ, vi sinh, phân bón qua lá, chế phẩm sinh học cho hội viên nông dân các huyện, thị xã, thành phố theo hình thức chậm trả. Lũy kế 5 năm qua các doanh nghiệp đã cung ứng hơn 140 nghìn tấn phân bón, trị giá hơn 11 nghìn tỷ đồng cho nông dân đầu tư thâm canh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
Các cấp hội phối hợp với mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở 15.448 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho gần 1,3 triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân, hỗ trợ xây dựng 1.817 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, theo hướng VietGAP, VietGAHP. Xây dựng mô hình gắn với học trực tiếp từ những mô hình, cách làm hiệu quả, tập huấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”, thiết thực trợ giúp nông dân thực hành “bốn đúng” trong sử dụng phân bón, các chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, xử lý rơm rạ, tham gia chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng rau, củ quả, thực phẩm an toàn.
Giai đoạn 2018-2023, Thanh Hóa vận động thêm được gần 23 tỷ đồng, nâng tổng Quỹ hỗ trợ nông dân lên gần 64 tỷ đồng cho nhóm hộ nông dân vay phát triển kinh tế. Các cấp Hội nông dân trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng cho nông dân vay gần 15.500 tỷ đồng theo phương thức tín chấp, nhận ủy thác để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa khóa X đánh giá: Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh có bước phát triển nhanh, khá toàn diện, giữ vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm bình quân hơn 3%/năm; giá trị sản phẩm đã đạt 115 triệu đồng/ha, tăng gần 40 triệu đồng/ha canh tác so với năm 2018.
Hiện giá gạo xuất khẩu liên tục tăng, kéo theo giá thu mua lúa trong nước ghi nhận ở mức cao lịch sử. Đây được xem là thời điểm vàng để người nông dân cải thiện, nâng cao mức thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa sớm ban hành Nghị quyết về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.
Đến nay toàn tỉnh đã tích tụ được gần 50 nghìn ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, chuyển đổi hơn 5.000ha đất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tích tụ, tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết gắn với thị trường tiêu thụ, thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phó Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, Vũ Quang Trung thông tin, qua khảo sát, hiệu quả thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đã góp phần tăng thêm 9,7 triệu đồng giá trị sản xuất bình quân hơn 1ha canh tác trong năm 2021 và tăng thêm 12,7 triệu đồng vào năm 2022. Quá trình tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ tay nghề cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
Nông dân Thanh Hóa: Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Nông dân hiện chiếm hơn 34% lao động trong tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua các cấp Hội Nông dân trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, mở rộng mặt trận tập hợp, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Kỹ sư khảo sát, đánh giá năng suất lúa trên đồng đất Thanh Hóa.
Kỹ sư khảo sát, đánh giá năng suất lúa trên đồng đất Thanh Hóa.
Đồng hành cùng nông dân
Gần 10 năm qua, Công ty Cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông (Công ty Tiến Nông) đã nghiên cứu, ứng dụng thành công bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng cho cây lúa, gồm Lúa 1-Chuyên lót và lúa 2-Chuyên thúc, giúp nông dân giảm thiểu chi phí trong sản xuất, tăng năng suất cây trồng. Phát triển sâu rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, đầu tư ứng trước cho nông dân tổ chức sản xuất nông sản, Công ty Tiến Nông đã cung ứng gần 14 triệu bao phân bón lót và bón thúc cho nông dân nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc gieo cấy, thâm canh hơn 350.000ha lúa.
Nông dân Thanh Hóa: Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Một cơ sở dịch vụ cung ứng sản phẩm phân bón ở Thanh Hóa.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa Lê Tuấn Anh cho biết: Hằng năm tổ chức hội phối hợp với các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Tiến Nông cung ứng phân bón vô cơ, vi sinh, phân bón qua lá, chế phẩm sinh học cho hội viên nông dân các huyện, thị xã, thành phố theo hình thức chậm trả. Lũy kế 5 năm qua các doanh nghiệp đã cung ứng hơn 140 nghìn tấn phân bón, trị giá hơn 11 nghìn tỷ đồng cho nông dân đầu tư thâm canh, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
Các cấp hội phối hợp với mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh mở 15.448 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho gần 1,3 triệu lượt cán bộ, hội viên, nông dân, hỗ trợ xây dựng 1.817 mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, theo hướng VietGAP, VietGAHP. Xây dựng mô hình gắn với học trực tiếp từ những mô hình, cách làm hiệu quả, tập huấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”, thiết thực trợ giúp nông dân thực hành “bốn đúng” trong sử dụng phân bón, các chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, xử lý rơm rạ, tham gia chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng rau, củ quả, thực phẩm an toàn.
Nông dân Thanh Hóa: Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ảnh 2
Cơ giới hóa khâu thu hoạch đã đạt 100% trên vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ở Thanh Hoá.
Giai đoạn 2018-2023, Thanh Hóa vận động thêm được gần 23 tỷ đồng, nâng tổng Quỹ hỗ trợ nông dân lên gần 64 tỷ đồng cho nhóm hộ nông dân vay phát triển kinh tế. Các cấp Hội nông dân trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng cho nông dân vay gần 15.500 tỷ đồng theo phương thức tín chấp, nhận ủy thác để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa khóa X đánh giá: Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh có bước phát triển nhanh, khá toàn diện, giữ vai trò quan trọng cho sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm bình quân hơn 3%/năm; giá trị sản phẩm đã đạt 115 triệu đồng/ha, tăng gần 40 triệu đồng/ha canh tác so với năm 2018.
Hiện giá gạo xuất khẩu liên tục tăng, kéo theo giá thu mua lúa trong nước ghi nhận ở mức cao lịch sử. Đây được xem là thời điểm vàng để người nông dân cải thiện, nâng cao mức thu nhập trên cùng diện tích canh tác.
Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa sớm ban hành Nghị quyết về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.
Đến nay toàn tỉnh đã tích tụ được gần 50 nghìn ha để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, chuyển đổi hơn 5.000ha đất lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tích tụ, tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết gắn với thị trường tiêu thụ, thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân Thanh Hóa: Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ảnh 3
Nông dân xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân kiểm tra hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong thâm canh cây dưa vàng trong nhà kính.
Phó Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, Vũ Quang Trung thông tin, qua khảo sát, hiệu quả thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đã góp phần tăng thêm 9,7 triệu đồng giá trị sản xuất bình quân hơn 1ha canh tác trong năm 2021 và tăng thêm 12,7 triệu đồng vào năm 2022. Quá trình tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kỹ năng, trình độ tay nghề cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
Nông dân Thanh Hóa: Chủ thể phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ảnh 4
Nông dân Thanh Hóa chế biến nông sản, sản xuất bánh đa nem.
5 năm qua, các cấp Hội Nông dân Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức 1.136 lớp dạy nghề cho hơn 41 nghìn hội viên, nông dân, người lao động; tư vấn, trợ giúp pháp lý cho gần 227 nghìn lượt người về chính sách liên quan nông dân, nông thôn; vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi thành lập 752 tổ hợp tác, 133 hợp tác xã, 300 doanh nghiệp; hướng dẫn nông dân đăng ký ý tưởng, xây dựng sản phẩm OCOP. Hội Nông dân các huyện đã trực tiếp vận động, hướng dẫn các chủ thể xây dựng được 89 sản phẩm OCOP.
Thông qua các chương trình an toàn thực phẩm, sản xuất kinh doanh giỏi, thu hút, đưa doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn; Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nhãn, bao bì sản phẩm OCOP trà xanh túi lọc của Hợp tác xã nông, lâm nghiệp Bình Sơn ở huyện Triệu Sơn, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ Công ty TNHH vận tải Ngọc Hoàn xã Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn xây dựng sản phẩm OCOP nước cốt hoa quả và rượu dâu, hỗ trợ đào tạo, cấp chứng nhận theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tem truy suất, nhãn mác cho 26 sản phẩm, phối hợp với Bưu điện đưa 138 sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Hữu Đồng thông tin: Riêng năm vừa qua toàn tỉnh Thanh Hóa có gần 230 nghìn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Đây là lực lượng nòng cốt phát huy vai trò dẫn dắt các nông hộ tổ chức sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho gần 999 nghìn lao động, hơn 195 nghìn lượt lao động thời vụ. Qua 5 năm, lũy kế nông dân trong tỉnh Thanh Hóa đã hiến hơn 712ha đất, đóng góp gần 1.219 tỷ đồng, góp hơn 1.392 nghìn ngày công xây dựng nông thôn mới. Nông dân trong tỉnh đã tu sửa, làm mới 34.622km đường giao thông, kênh mương; đóng góp xây dựng, sửa chữa 1.974 phòng học, trạm y tế; kiến thiết, chỉnh trang nhà ở, xây dựng các công trình nước sạch, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu, tham gia xây dựng khu dân cư “xanh-sạch-đẹp-an toàn”…
Thời gian tới, tổ chức hội tiếp tục tập trung hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, khoa học, công nghệ cho nông dân; huy động, phối hợp quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo thêm điều kiện, cơ hội cho nông dân quảng bá sản phẩm, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Qua đó khẳng định, phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh