Sản phẩm OCOP đặc trưng Nghệ An 'khoác tấm áo mới'

Bình luận · 242 Lượt xem

Không chạy đua theo phong trào, Nghệ An xác định phát triển Chương trình OCOP - Mỗi xã một sản phẩm theo hướng bền vững nhất, lấy chất lượng và thương hiệu làm thước đo.

OCOP Nghệ An có sự chuyển biến toàn diện sau 4 năm. Ảnh: Việt Khánh. 

OCOP Nghệ An có sự chuyển biến toàn diện sau 4 năm. Ảnh: Việt Khánh. 

Nâng tầm toàn diện

Sau hơn 4 năm, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả thể hiện tính bứt phá, sáng tạo đã đưa sản phẩm nông nghiệp tịnh tiến theo hướng tích cực, vừa dồi dào về số lượng lại phong phú về chủng loại, chất lượng, giá trị, mẫu mã. Thu nhập từ kinh doanh tăng vọt giúp chủ thể yên tâm gắn bó với nghề, đồng thời nâng tầm diện mạo nông thôn của địa phương.

Với 423 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, bao gồm 1 sản phẩm 5 sao, 43 sản phẩm 4 sao, 379 sản phẩm hạng 3 sao. Con số trên giúp Nghệ An đứng thứ hai cả nước về sản phẩm được gắn sao (chỉ xếp sau thành phố Hà Nội), bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy địa phương này đã làm tốt ra sao.

Chất lượng, mẫu mã các sản phẩm không ngừng được nâng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Chất lượng, mẫu mã các sản phẩm không ngừng được nâng cao. Ảnh: Việt Khánh.

Số lượng đi kèm với chất lượng, dòng sản phẩm OCOP của Nghệ An đáp ứng quy chuẩn an toàn thực phẩm; có truy xuất nguồn gốc, có mẫu mã, bao bì đa dạng, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Điển hình phải kể đến các mặt hàng sản phẩm của Công ty TNHH Đức Phong; Công ty cổ phần dược liệu Pù Mát; Hợp tác xã Nông nghiệp Sen Quê Bác; Công ty Hasafood…

Nét độc đáo của chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là tạo động lực thúc đẩy,  khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn. Đặc biệt, chương trình OCOP còn được xem là chất xúc tác hữu hiệu, qua đó đẩy nhanh quá thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Cụ thể hóa bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vừa giải bài toán hoang phí quỹ đất lại nâng cao rõ rệt giá trị kinh tế.

Từ thực tiễn, thấy rằng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên luồng sinh khí mới cho bộ mặt nông thôn Nghệ An. Không ngẫu nhiên tỉnh này có 309/411 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 42 xã nông thôn mới nâng cao, 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu… Trong bức tranh tổng quan chung, rõ ràng “OCOP” vẫn thể hiện được vai trò đặc biệt quan trọng của mình.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP

Ngay từ đầu, Nghệ An đã xác định “tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm OCOP” là chìa khóa thành công, đó là lý do các hoạt động xúc tiến thương mại được các cấp, ngành, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm trong 4 năm qua.

Bằng nhiều hình thức, Nghệ An đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP nhờ các sàn thương mại điện tử.

Kiên định với kế hoạch, lộ trình đã vạch ra rốt cuộc đã mang lại quả ngọt xứng đáng, nay Nghệ An đã có 175 sản phẩm được đưa vào các siêu thị, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream). Không chỉ có thế, các chủ thể đã được tham gia trưng bày sản phẩm tại 51 hội chợ, 20 hội nghị kết nối cung cầu, chưa kể một số chương trình chuyên ngành khác.

Ngoài ra là hàng chục điểm bán hàng OCOP tại các địa phương, mỗi chủ thể đều cho thấy sự chủ động, hăng hái, muốn góp sức mình vào thành công chung. Nằm trong chuỗi “Điểm giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản địa phương”, ngày 16/9 cửa hàng OCOP “Đặc sản quê Bác” tại địa chỉ số 22A, đường Lê Hồng Phong, TP Vinh chính thức trình làng, đây là mối hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và Hợp tác xã Sen Quê Bác.

Cửa hàng OCOP 'đặc sản quê Bác' vừa được ra mắt. Ảnh: Việt Khánh.

Cửa hàng OCOP "đặc sản quê Bác" vừa được ra mắt. Ảnh: Việt Khánh.

Cửa hàng là cầu nối để các sản phẩm sạch, chất lượng như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, hương trầm Liên Đức, dược liệu Pù Mát, bánh đa Đô Lương, nước mắm Cửa Hội… được biết đến rộng rãi hơn nữa. Xa hơn giúp người tiêu dùng tiếp cận trực diện với các mặt hàng sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ, qua đó kích cầu, đẩy mạnh chủ trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Bình luận