Tháng cao điểm vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Bình luận · 246 Lượt xem

Để bảo vệ đàn vật nuôi tốt, ngành nông nghiệp Cần Thơ ra quân tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

Để bảo vệ đàn vật nuôi, ngành nông nghiệp Cần Thơ ra quân tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để bảo vệ đàn vật nuôi, ngành nông nghiệp Cần Thơ ra quân tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, căn cứ công văn số 5838 ngày 22/8/2023 của Bộ NN-PTNT về việc triển khai tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2023 trên toàn quốc, riêng đối với ngành nông nghiệp Cần Thơ đang cho triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2023 trên địa bàn.

Mục tiêu, nhằm để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan. Đồng thời, ngăn ngừa bệnh truyền lây từ động vật sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi.

Trong đó, đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, cần phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn và khơi thông cống rãnh. Đồng thời, tiêu độc, phun khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng các phương tiện dùng vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, thức ăn… trước khi ra vào cơ sở.

Đối với hộ gia đình có chăn nuôi động vật, cần quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn. Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm và vùng phụ cận mỗi tuần 1 lần. Vệ sinh sạch sẽ phương tiện, dụng cụ vận chuyển sau mỗi lần vận chuyển.

Đối với các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm cần phải phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp trứng, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm cần phải phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp trứng, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với các cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm cần phải phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp trứng, thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy. Phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở.

Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung, phải có nơi bố trí nhốt gia súc, gia cầm chờ giết mổ. Sau khi động vật được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi ra khỏi cơ sở giết mổ. Đặc biệt, nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất. cần phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng, khơi thông cống rãnh.

Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất. Địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau mỗi phiên chợ.

Đối với hộ gia đình có chăn nuôi động vật, cần quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối với hộ gia đình có chăn nuôi động vật, cần quét dọn sạch sẽ khu vực nuôi nhốt gia súc, gia cầm bao gồm cả nơi chăn thả, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nơi cách ly kiểm dịch động vật phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 1 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly động vật. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm cần quét dọn, vệ sinh, phun tiêu độc một tuần một lần và theo các đợt phát động của địa phương. Về phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyển.

Riêng đối với khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh cần được tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đợt phát động của địa phương. Trạm, chốt kiểm dịch động vật phải thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua Trạm kiểm dịch.

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết, từ ngày 25/9/2023 đến 29/9/2023 địap hương sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường. Từ ngày 30/9/2023 đến ngày 25/10/2023 tiến hành vệ sinh, tiêu độc. Từ ngày 26/10/2023 đến 31/10/2023 sẽ sơ kết và báo cáo về triển khai chương trình.

Bình luận