Mô hình Sản xuất sầu riêng theo VietGAP tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Bình luận · 865 Lượt xem

Sáu năm trước, hưởng ứng chủ trương chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn trái có hiệu quả kinh tế cao, khi nhà nước làm đê bao chung quanh khu vực đất lúa của ấp, anh Đỗ Văn Nhịn mạnh dạn gôm mô 9.0


Sầu riêng theo VietGAP tại thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Sau nhiều lần tham khảo ý kiến của cán bộ khuyến nông và những nhà vườn sầu riêng ở xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, anh cùng gia đình thống nhất chọn trồng sầu riêng RI6 là giống sầu riêng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, dễ đậu trái, cho năng suất cao và chất lượng trái rất thơm ngon được thị trường ưa chuộng.

Trên diện tích 9.000 m2, anh trồng 200 gốc sầu riêng giống RI6 đạt chuẩn loại 1 theo hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, tài liệu, sách báo và nhũng kinh nghiệm được chia sẻ từ những nông dân giỏi đi trước. Thời gian đầu anh gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác, chăm sóc nhưng với quyết tâm vươn lên từ vườn sầu riêng đặc sản, anh đã tích cực tham gia các buổi tập huấn, hội thảo, cũng như tham quan những điểm trình diễn về canh tác sầu riêng đạt hiệu quả nhằm đúc kết kinh nghiệm và tìm ra quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vườn của gia đình.

Sau 5 năm khi cây phát triển đủ sức, anh bắt đầu để trái, áp dụng thâm canh cao, và áp dụng xử lý ra hoa nghịch vụ để thời điểm ra hoa đầu tháng 5 âm lịch cho thu hoạch tháng 11 âm lịch, lúc này sầu riêng trên thị trường có giá cao.

Nói về cách xử lý sầu riêng nghịch vụ, anh chia sẻ: quan trọng nhất là lúc bông chưa xổ nhụy anh phun thuốc trừ bệnh hại hoa, trừ bọ trĩ, nhện, sâu ăn bông bằng các thuốc trừ sâu rầy thông thường loại không có nhủ dầu tránh làm hư bông, khi xổ nhụy thụ phấn bằng chổi lông gà, chổi bông cỏ mới đậu trái tốt không méo lép, anh chỉ chọn để lại 1 chùm hoa 1- 2 trái lớn duy nhất, trái lớn nhanh ít sâu bệnh, dễ quan sát sâu bệnh, trái đạt trọng lượng loại 1 bán giá cao. Tùy sức khỏe của cây anh để mỗi cây 30 đến 40 trái. Anh tâm sự trồng sầu riêng cực nhất là khâu phun thuốc bảo vệ bệnh xì mủ, bệnh cháy lá, phun thuốc bảo vệ hoa trái.

Nhờ áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu chăm sóc, chọn giống, bón phân, tỉa cành hợp lý, vụ sầu riêng nghịch năm 2017, anh thu 18 tấn trái /0,9ha x 40 triệu đ/tấn, thu 720 triệu đồng trừ tiền thuốc BVTV, phân bón, công chăm sóc, tổng cộng 220 triệu, anh còn lãi 500 triệu đồng.

Xác định sản xuất cây sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, vụ sầu riêng năm 2018, anh tham gia mô hình sản xuất theo VietGAP của Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang. Khi tham gia vào mô hình này anh đã được các cán bộ khuyến nông hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, quản lý và xử lý chất thải, ghi chép sổ nhật ký, lưu giữ hồ sơ ,… Đặc biệt phải sử dụng thuốc BVTV và phân bón trong danh mục cho phép, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ và thuốc BVTV sinh học.

Mô hình sản xuất sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả cao về kinh tế, thân thiện với môi trường, hướng tới sản xuất bền vững, tạo sản phẩm sạch, có thương hiệu và dễ dàng gắn với liên kết tiêu thụ trên quy mô lớn.

Thông tin liên hệ mô hình: ấp Phú Hưng, xã Phú Quí, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

 

Sở Nông nghiệp và PTNT Tiền Giang

Bình luận