Chi Lăng bán đấu giá na

Bình luận · 253 Lượt xem

UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) sẽ tổ chức bán đấu giá na trực tuyến để gây quỹ xây dựng công trình an sinh xã hội trên địa bàn.

Ông Lương Thành Chung (đứng), Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng thông tin về sự kiện bán đấu giá na Chi Lăng tại buổi họp báo. Ảnh: Hùng Khang.

Ông Lương Thành Chung (đứng), Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng thông tin về sự kiện bán đấu giá na Chi Lăng tại buổi họp báo. Ảnh: Hùng Khang.

Ngày 15/8, UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) tổ chức họp báo giới thiệu về chuỗi sự kiện của Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội Chiến thắng Chi Lăng 10/10. Theo đó, sự kiện bán đấu giá na trực tuyến trong mùa thu hoạch na năm 2023 là một trong những hoạt động trong chuỗi các sự kiện.

Sự kiện bán đấu giá na sẽ có sự tham gia của nghệ sĩ Quang Tèo và ca sĩ Thùy Dung. Theo kế hoạch, buổi bán đấu giá na sẽ diễn lúc 8 giờ ngày 19/8/2023.

Hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm na Chi Lăng không chỉ diễn ra tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn mà còn được tổ chức tại Hà Nội. Người dân Thủ đô sẽ có cơi hội được thưởng thức trái na Chi Lăng tại tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản Lạng Sơn năm 2023 trong Phiên chợ nông đặc sản vùng miền diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 27/8/2023 tại Khu hội chợ triển lãm (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Đây là dịp để địa phương này quảng bá, giới thiệu thương hiệu na Chi Lăng góp phần bảo vệ, nâng cao uy tín cho sản phẩm na Chi Lăng. Từ đó hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Kỹ thuật thâm canh theo quy trình VietGAP đã tạo ra những quả na chất lượng tại vựa na Chi Lăng. Ảnh: Hùng Khang.

Kỹ thuật thâm canh theo quy trình VietGAP đã tạo ra những quả na chất lượng tại vựa na Chi Lăng. Ảnh: Hùng Khang.

Hiện nay, na Chi Lăng được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. Đến nay, đã có 3 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; 1 sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Na Chi Lăng có những đặc trưng riêng biệt như mẫu mã đẹp, mắt to, vị ngọt thanh mát, cùi dày, ít hạt, có hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm na Chi Lăng có mức giá trên thị trường trung bình khoảng từ 35.000đ/kg đến 50.000đ/kg, thậm chí có thời điểm lên tới 70.000 - 80.000 đồng/kg.

Na Chi Lăng có mẫu mã đẹp, mắt to, vị ngọt thanh mát, cùi dày, ít hạt, hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Hùng Khang.

Na Chi Lăng có mẫu mã đẹp, mắt to, vị ngọt thanh mát, cùi dày, ít hạt, hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Hùng Khang.

Toàn huyện Chi Lăng hiện có khoảng 2.300ha trồng na, trong đó có khoảng hơn 2.000ha đã cho thu hoạch, diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP trên 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 800ha. Giá trị kinh tế thu về từ cây na của huyện Chi Lăng ước đạt trên 700 tỷ đồng/năm, đảm bảo đời sống cho khoảng gần 4.000 hộ dân của 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Cũng trong buổi Họp báo, lãnh đạo huyện Chi Lăng đã thông tin, trả lời phóng viên các cơ quan báo chí một số nội dung liên quan đến định hướng sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ na; không chạy theo diện tích số lượng mà tăng chất lượng; phát triển nông nghiệp gắn với du lịch; thực hiện nghị quyết chuyên đề của UBND huyện gắn với xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bình luận