Cục Thú y và Cục Thủy sản ký kết quy chế phối hợp toàn diện

Bình luận · 218 Lượt xem

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục thách thức còn tồn tại của ngành hàng xuất khẩu tỷ USD, Cục Thú y và Cục Thủy sản ký quy chế phối hợp chiều 22/9.

 

Nuôi gà VietGAP sạch bệnh, không dùng kháng sinh

Quản lý chặt cơ sở buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi

EU muốn Việt Nam trở thành hình mẫu phát triển thủy sản bền vững và chống khai thác IUU

Xuất khẩu hạt điều mang về gần 2,3 tỷ USD trong 8 tháng

 

Tại lễ ký kết, thông tin về bức tranh tổng quan chung của 2 ngành, ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng Thú y thủy sản, Cục Thú y cho biết, ngành thủy sản triển khai kế hoạch 8 tháng năm 2023 trong điều kiện thuận lợi, thách thức đan xen.

 

Trong đó, khó khăn nhất là thị trường xuất khẩu giảm dẫn đến kim ngạch xuất khẩu đạt 5,68 tỷ USD, giảm khoảng 25% so với cùng kỳ 2022, đạt khoảng 57% kế hoạch năm 2023.

 

Trong khi đó, Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia dự báo các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ có các hiện tượng thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, gây ra những yếu tố bất lợi cho nuôi trồng thủy sản, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh và gây khó khăn cho sản xuất.

 

Theo thống kê của ngành thú y, trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng trên 22.500ha, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Trong đó, thiệt hại trên tôm nuôi chiếm lớn nhất, trên 88% với khoảng 19.800ha, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Thiệt hại do dịch bệnh là 5.000ha, chiếm 26% trong tổng diện tích tôm bị thiệt hại, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Trên cơ sở những khó khăn, thách thức trong quản lý hai ngành, Cục Thú y và Cục Thủy sản đã xây dựng Quy chế “Phối hợp trong công tác thú y thủy sản và quản lý nuôi trồng thủy sản giữa hai Cục”.

 

Phát biểu tại lễ ký kết, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam hiện có 750.000ha nuôi tôm, 6.400ha nuôi thủy sản. Mỗi năm, ĐBSCL có 140 tỷ con tôm, 4 tỷ rưỡi con cá tra.

 

“Tuy nhiên, cần phải xác định chỉ tiêu kinh tế đạt được phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng con giống. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào quan trắc môi trường nhưng phòng bệnh phải phụ thuộc vào ngành thú y”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề.

 

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nếu mỗi năm nâng cao được tỷ lệ nuôi sống 5%, sản lượng lập tức cũng tăng theo. Nhưng nếu chỉ nghiên cứu giống mà không nghiên cứu thú y phòng bệnh, không nghiên cứu quy trình, không nghiên cứu quan trắc sẽ không thể có các chỉ tiêu kỹ thuật cao.

 

Do đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, việc ký quy chế hợp tác giữa hai Cục là rất quan trọng. Để từ đó nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện, hai đơn vị cần đầu tư nhân lực, kinh phí, trang phí thiết bị, nhất là khi những khó khăn thách thức nhìn thấy còn nhiều như hiện nay.

 

Hiện nay, Cục Thú y đã kiểm soát được các dịch bệnh nghiêm trọng trong chăn nuôi như lở mồm long móng, viêm da nổi cục, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn châu Phi... Nên trong thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến giao nhiệm vụ cho Cục Thú y cần tham gia nhiều hơn nữa trong kiểm soát dịch bệnh của ngành thủy sản.

 

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản kỳ vọng hai bên sẽ có nhiều sáng kiến hơn nữa trong phối hợp. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản kỳ vọng hai bên sẽ có nhiều sáng kiến hơn nữa trong phối hợp. Ảnh: Phương Thảo.

 

“Sau bản ký kết này, giao hai Cục tổ chức các giải pháp thực hiện đồng bộ và cuối năm có sơ kết, tổng kết. Đề nghị hai cơ quan hợp tác chặt chẽ và chứng minh được hiệu quả ký kết đi vào thực tế cuộc sống. Chúng ta cần nghĩ thật, nói thật, làm thật. Tôi tin tưởng hai bên sẽ phối hợp hiệu quả, góp phần phát triển bền vững hoạt động chăn nuôi và thủy sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

 

Tiếp thu chỉ đạo của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cam kết, sau bản ký kết hôm nay, hai bên sẽ có nhiều sáng kiến hơn nữa để chia sẻ cùng phối hợp triển khai đi vào hiệu quả.

 

Còn ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, trong những năm qua, hai Cục đã và đang có những phối hợp tích cực trong các hoạt động. Tuy nhiên, những hoạt động phối hợp trước đây của hai bên còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

 

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y gợi mở các giải pháp triển kết quy chế phối hợp. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y gợi mở các giải pháp triển kết quy chế phối hợp. Ảnh: Phương Thảo.

 

“Do đó, Quy chế ký kết hôm nay là bước tiến quan trọng để Cục Thú y và Cục Thủy sản phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn nữa. Hai Cục sẽ cần biến từng nội dung trong quy chế thành hoạt động thực tiễn, để hai bên có thể thực sự trở thành cơ quan giúp việc đắc lực cho Bộ NN-PTNT”, ông Nguyễn Văn Long nói.

 

Quy chế được ký kết giữa Cục Thú y và Cục Thủy sản quy định các nguyên tắc trách nhiệm trong phối hợp. Quy chế chia sẻ nội dung, thông tin, tài liệu, số liệu và hoạt động quản lý giữa hai ngành. Theo đó, hai bên sẽ áp dụng cả phương thức phối hợp trực tiếp và trực tuyến, thông qua các buổi gặp trực tiếp, họp định kỳ, đột xuất, điện thoại, tin nhắn điện thoại, fax, email để giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất những vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực quản lý của hai bên.

Bình luận