Sinh kế người dân hạ nguồn sông Mekong ngày thêm khó

Bình luận · 245 Lượt xem

Không chỉ riêng Biển Hồ bị báo động về nguy cơ bồi lấp, hiện rất nhiều hồ lớn và các vùng đất ngập nước khác ở hạ nguồn sông Mekong trong tình cảnh tương tự.

Nhiều ngư dân vùng hạ nguồn Campuchia và Thái Lan đã phải chuyển đổi nghề sang chăn nuôi vỗ béo bò hoặc đi phụ hồ xây dựng vì nguồn lợi thủy sản trên sông Mekong ngày một cạn kiệt. Ảnh: EB

Nhiều ngư dân vùng hạ nguồn Campuchia và Thái Lan đã phải chuyển đổi nghề sang chăn nuôi vỗ béo bò hoặc đi phụ hồ xây dựng vì nguồn lợi thủy sản trên sông Mekong ngày một cạn kiệt. Ảnh: EB

Theo các chuyên gia, hàng loạt các yếu tố thách thức hiện hữu đang đe dọa sinh kế của khoảng gần 100 triệu người dân các nước ở hạ nguồn Mekong. Cụ thể là vấn nạn đánh bắt quá mức, biến đổi khí hậu, tình trạng xây dựng các con đập ở thượng nguồn và sự khai thác ồ ạt tài nguyên đang đã ảnh hưởng ngày một tiêu cực đến khu vực này.

Sức khỏe ngày càng xấu đi của hệ sinh thái sông Mekong sẽ tác động đến phúc lợi của người dân các quốc gia sống dọc theo bờ sông đang cảm nhận ngày một rõ nhất.

Trong hơn 15 năm liền, anh Chhoeun Hoeum vẫn miệt mài kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá trên hồ Veal Samnab, một trong những hồ lớn nhất Campuchia, với diện tích hơn 1.000 ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây, sản lượng đánh bắt và thu nhập của anh ngày một giảm theo mực nước của hệ thống hồ.

Vào đầu năm nay, một phần lớn diện tích lòng hồ này đã bị khô cạn làm lộ ra những khoảnh đất trống đủ cứng để có thể đi lại. Người dân địa phương không còn cá tôm để đánh bắt nên đành chia những phần đất này ra để trồng sen và cấy lúa. Một số thậm chí đã rào các mảnh đất của họ để khẳng định quyền sở hữu. Đây là một ví dụ rõ ràng về những thay đổi lớn hơn đang diễn ra dọc theo sông Mekong.

“Những năm trước tôi có thể kiếm được 400 đến 500 kg cá mỗi đêm”, anh Hoeum nói, nhưng bây giờ cố lắm cũng chỉ được khoảng 50 kg và chỉ là các loại cá nhỏ để làm thức ăn chăn nuôi.

Khi tôm cá ngày một trở nên khan hiếm và mực nước không đạt đến độ sâu như trước đây, nhiều cư dân đành phải chuyển đổi sinh kế sang trồng sen thủy sinh trong lòng hồ hoặc trồng lúa.

Ông Marc Goichot, trưởng nhóm nghiên cứu nước ngọt khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tại Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cho biết, các hoạt động chuyển đổi, cải tạo ồ ạt khiến cho nhiều vùng ngập lũ ở hạ nguồn Mekong bị thay đổi sâu sắc, không chỉ riêng đối với Campuchia. Hành động được ông Goichot mô tả là “tự tay tước đi sinh kế lâu đời đã nuôi sống người dân".

Trong khi đó, ông Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Mỹ, mô tả năng suất tuyệt đối của vùng ngập lũ Mekong rộng lớn hơn là phụ thuộc vào “công thức dòng chảy hàng năm” bao gồm nước, cá và vô số vật chất hữu cơ.

“Về cơ bản, vào mùa lũ nước sẽ cuốn theo các nguồn vật chất hữu cơ, lá cây và mang nó vào các vùng ngập lũ. Sự kết hợp đó sẽ sinh sôi tôm cá cũng như sự sống”, ông Eyler nói. Tuy nhiên thật không may, trong vài năm gần đây, mỗi thành phần trong số đó đều đã bị giảm bớt hoặc biến mất.

Meas Sineth, 32 tuổi, là một trong số những người kiếm sống từ việc đánh bắt cá. Cô nói rằng cô ấy đã chứng kiến ​​nhiều thay đổi quan trọng đối với vùng hạ nguồn Mekong bởi bây giờ nhiều ao hồ đều khô cạn khiến nguồn lợi thủy sản không thể sinh sôi.

Bà Khuot Kimhong, 52 tuổi, hiện đang làm nghề buôn bán cá để nuôi sống bản thân và ba đứa con ở vùng lòng hồ Veal Samnab chia sẻ: Trước đây, cá tôm được bán khắp nơi, nhưng kể từ năm 2019, nguồn cung ngày một thất thường. Bây giờ muốn mua được cá bà phải bắt chuyến xe 6 tiếng đồng hồ đến tỉnh Kampong Chhnang mới đủ nguồn.

Giờ đây, mọi người đều phải mua cá từ Biển Hồ, có diện tích mặt nước lên tới  12.000 km vuông vào mùa lũ là một ngư trường trọng điểm của vương quốc. Tuy nhiên cũng giống như ở Veal Samnab, vài năm gần đây “mạch” nước tại Biển Hồ cũng sụt giảm hàng năm, khiến cho sức sống của nghề cá cũng bị đe dọa.

Om Savath, giám đốc điều hành của Liên minh Hành động Nghề cá Campuchia, tổ chức phi chính phủ chuyên về các vấn đề nghề cá và môi trường khu vực Biển Hồ Tonle Sap, cho hay. “Lượng mưa đã thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra thời gian hạn hán kéo dài hơn do nước bốc hơi nhanh và các mô hình lưu thông bị gián đoạn. Điều đó khiến mực nước hồ ngày một sụt giảm do các đập thủy điện ở thượng nguồn chặn rất nhiều nước”.

Theo Trung tâm Stimson, tính đến nay dòng chính sông Mekong có hơn 100 đập thủy điện  và các phụ lưu của nó, chủ yếu ở Lào và Trung Quốc. Vào năm 2018, Ủy ban sông Mekong đã cảnh báo rằng, việc phát triển các đập thủy điện có thể khiến trữ lượng cá trên dòng Mekong giảm từ  40% -80% vào năm 2040.

Bình luận