Đồng Tháp: Mô hình sản xuất cây ăn trái thích ứng với biến đổi khí hậu

Bình luận · 195 Lượt xem

Theo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp, những năm gần đây, tại Đồng Tháp, do ảnh hưởng điều kiện biến đổi khí hậu, nhiều diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng cây ăn trái,


Ảnh minh họa

Đẩy mạnh sản xuất rải vụ thu hoạch, chuyển giao các giải pháp kỹ thuật mới là những biên pháp nhằm hạn chế tác động xấu của biến đổi khí hậu. Ngoài các giống chủ lực, tiếp tục phát triển thêm các giống cây trồng mới. Xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái tập trung theo chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ mang tính bền vững, ổn định, đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc; có thị trường tiêu thụ ổn định và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

Bên cạnh đó, xây dựng, nhân rộng mô hình áp dụng các biện pháp sản xuất tiên tiến góp phần giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng an toàn, đạt quy chuẩn VietGAP và tương đương; xây dựng vùng sản xuất cây xoài ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm cải thiện lý, hóa tính của đất, sử dụng các chế phẩm hữu cơ, vi sinh vào sản xuất, từng bước chuyển dịch sang sản xuất theo hướng hữu cơ.

Nâng cao năng lực hoạt động của các hội quán, HTX, THT để tổ chức sản xuất, tạo ra sản phẩm có số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu của từng loại thị trường; tạo điều kiện liên kết trong sản xuất, hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển sản xuất ổn định, bền vững.

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và Nước sạch nông thôn đã triển khai thực hiện trình diễn mô hình “Hệ thống tưới phun, điều khiển tự động thông minh” trên các loại cây trồng như xoài, nhãn, chanh, cam sành…; Ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các giải pháp công nghệ 4.0 nhằm giảm giá thành và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng; Cập nhật và áp dụng vào thực tiễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp; Chủ động trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất theo hướng hiện đại và phát triển bền vững; Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất cây ăn trái; Ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Kết quả thực hiện, hộ tham gia mô hình chủ động được quy trình chăm sóc, kiểu tưới phun mưa giúp hạn chế xói mòn, úng rẽ, rửa trôi đất và phân bón; không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Mô hình duy trì nhiệt độ (25 độ – 30 độ C) và độ ẩm (55 - 70%) phù hợp cho cây phát triển, từ đó giúp giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng. Lượng nước tưới mô hình giảm 30% so với các hệ thống tưới thông thường, giảm 80% so với tưới thủ công. Ngoài ra, việc luôn trong điều kiện thuận lợi sẽ giúp cây trồng phát triển thuận lợi, tiết kiệm được phân bón.

Giai đoạn từ năm 2020 - 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và Nước sạch nông thôn Đồng Tháp đã triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh xoài theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã số vùng trồng và gắn với tiêu thụ sản phẩm” nhằm thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm./

T.H

Bình luận