Thử nghiệm phân bón hữu cơ công nghệ nano trên lúa và chè

Bình luận · 229 Lượt xem

PAN là dòng phân bón hữu cơ thế hệ mới được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ (tro trấu, đạm cá, lân tự nhiên, kali humate, vôi bột).

 

Phát triển thành công phân bón công nghệ nano

Phân bón Nano 'cứu' lúa nhiễm mặn, giúp tăng năng suất

Thúc đẩy sử dụng phân bón nano nâng cao năng suất canh tác.

 

Ngày 6/9, Sở NN-PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ PAN công nghệ cao nano canxi silic trên cây lúa và chè. Đây là dòng sản phẩm ưu việt của Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang, ngay khi "trình làng" đã chinh phục được niềm tin của nông dân khắp cả nước nhờ những đặc tính vượt trội.

 

PAN là dòng phân bón thế hệ mới, được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ (tro trấu, đạm cá, lân tự nhiên, kali humate, vôi bột). Đặc biệt, phân bón hữu cơ PAN có 2 thành phần dưỡng chất trung lượng thiết yếu là canxi và silic được chiết xuất bằng công nghệ nano giúp cây trồng có bộ rễ khỏe, tăng khả năng quang hợp, tăng sức đề kháng và tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại.

 

Để đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ PAN trên đồng đất Nghệ An, vụ hè thu 2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương đã phối hợp cùng Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang triển khai mô hình sử dụng phân bón hữu cơ PAN cho cây lúa với quy mô 40ha tại khu vực Đồng Kè của xã Lạc Sơn (huyện Đô Lương), dự kiến 15/9 sẽ cho thu hoạch.

 

Phân bón hữu cơ PAN có nhiều đặc tính vượt trội nhưng để phát huy tối đa hiệu quả đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình hướng dẫn, vì vậy tham gia mô hình, các hộ dân được hướng dẫn kỹ về quy trình canh tác, bón phân. Kết quả tại mô hình cho thấy, bón phân hữu cơ PAN giảm được đến 30% lượng phân bón vô cơ so với phương thức cũ, giảm cả số lần sử dụng thuốc BVTV.

 

Theo dõi trên một số diện tích đối chứng cho thấy khi bón nhiều đạm, mật độ sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn cao hơn hẳn so với mô hình sử dụng phân bón PAN, đặc biệt là giai đoạn lúa ôm đòng, trời thường xuyên có mưa, ẩm độ cao.

 

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương đánh giá, sử dụng phân bón hữu cơ PAN giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu tốt hơn với điều kiện ngoại cảnh. Uớc năng suất lúa bình quân tại mô hình đạt 80 tạ/ha, tổng thu 39 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt khoảng 1/3 tổng thu, cao hơn 6,6 triệu đồng đồng/ha so với tập quán canh tác thông thường. Từ hiệu quả khả quan trên, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đô Lương đề nghị UBND tỉnh, UBND huyện có cơ chế, chính sách hỗ trợ để nhân rộng diện tích sử dụng phân bón hữu cơ PAN trong thời gian tới.

 

Không chỉ với cây lúa, phân bón hữu cơ PAN còn cho thấy hiệu quả cao khi sử dụng trên cây chè tại Nghệ An. Cụ thể, Công ty Cổ phần Nông công nghiệp 3/2 tại địa bàn xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) đã sử dụng phân hữu cơ PAN bón thử nghiệm trên 3 lứa chè liên tiếp và mang lại kết quả khá mỹ mãn, lứa 1 cho năng suất 2.325kg/ha, cao hơn 19,2% so với công thức đối chứng. Hiện Công ty chuẩn bị tiến hành thu hoạch lứa thứ 2, kết quả cơ bản tương tự lứa 1, điều này cho thấy phân bón hữu cơ PAN cho hiệu quả ổn định trên cây chè.

 

Ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đề nghị các địa phương triển khai mô hình cần thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, theo dõi diễn biến, thu thập dữ liệu, thống kê chi tiết để đánh giá chính xác tính hiệu quả của phân bón hữu cơ thế hệ mới PAN. Từ thành công bước đầu, ông Đệ đề nghị Công ty Cổ phần Nano Industry Đăng Quang phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT Nghệ An và các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, qua đó làm cơ sở nhân rộng sản xuất trong thời gian tới.

 

Sản xuất bằng công nghệ nano nên người dân chỉ cần sử dụng một liều lượng nhỏ phân bón hữu cơ PAN vẫn đạt được hiệu quả cao. Thực tế cho thấy, 1 lít phân bón PAN có thể phun qua lá, hoặc tưới gốc trên diện tích 1 – 1,5ha. Phân bón hữu cơ PAN không chỉ tăng năng suất cây trồng mà còn nâng cao chất lượng nông sản, tạo mùi vị thơm ngon và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt, sản phẩm này có độ hòa tan tốt, phù hợp với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng mục tiêu xây dựng hệ sinh thái sạch, bền vững.

Bình luận