Thương hiệu phải cam kết mạnh mẽ với người tiêu dùng

Bình luận · 7 Lượt xem

Thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chất lượng sẽ rất vững chãi, nhưng sẽ thiếu đi tính lan tỏa nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng.

Làm sao để xây dựng được một thương hiệu độc đáo, vừa giữ được giá trị cốt lõi của sản phẩm vừa kết nối mạnh mẽ với cảm xúc của khách hàng - đó là bài toán mà các thương hiệu cần giải đáp để nắm bắt đúng và đủ nhu cầu của khách hàng thì mới giữ được sự yêu thương của họ.

Từ trái qua: Ông Hoàng Ngọc Minh Toàn, Phó chủ tịch HĐQT PHC Media - điều phối viên; ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long; ông Bhardwaj Vinay, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Indorama Ventures Việt Nam; ông Cao Hoài Dương, chủ tịch PVOIL.

Từ trái qua: Ông Hoàng Ngọc Minh Toàn, Phó chủ tịch HĐQT PHC Media - điều phối viên; ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long; ông Bhardwaj Vinay, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Indorama Ventures Việt Nam; ông Cao Hoài Dương, chủ tịch PVOIL.

Chất lượng vẫn là nền tảng cốt lõi

Phát triển thương hiệu hay thương hiệu kết nối cảm xúc là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, nhưng tất cả đều phải được xây dựng trên nền tảng cốt lõi của yếu tố chất lượng. “Thương hiệu phải cam kết mạnh mẽ với người tiêu dùng” - đây cũng là nhận định của ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam; doanh nghiệp sở hữu thương hiệu gạo A AN và thịt heo ăn chay BAF.

Đối với thực phẩm, chất lượng được định nghĩa là sản phẩm phải đảm bảo trước hết là tính an toàn vệ sinh thực phẩm và thành phần dinh dưỡng; sau đó mới là các tiêu chí về hương vị, cảm quan thẩm mỹ. Lấy ví dụ từ gạo A AN và thịt heo ăn chay BAF, đây đều là hai sản phẩm được sản xuất từ quy trình “từ cánh đồng, trang trại đến bàn ăn”, được kiểm soát từng khâu trong toàn bộ chuỗi sản xuất từ đầu vào nguyên liệu đến đầu ra thành phẩm. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về tiêu chí chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Chẳng hạn, gạo A AN là sản phẩm cuối cùng trong chuỗi hoạt động từ liên kết với nông dân canh tác lúa theo quy trình khoa học đến lưu trữ, chế biến và đóng gói tại nhà máy gạo. A AN kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị từ đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Tất cả mọi quy trình sản xuất đều chuẩn hóa, hướng người nông dân cũng như hợp tác xã đi theo hướng chuỗi giá trị cao, kết nối phát triển thị trường.

Gạo A AN đã 2 lần xuất khẩu thành công sang Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Gạo A AN đã 2 lần xuất khẩu thành công sang Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Hay thịt heo ăn chay BAF, công ty kiểm soát đến từng nguyên liệu đầu vào và phát triển công thức cám chay riêng cho đàn heo. Nghĩa là heo BAF chỉ ăn thức ăn từ đạm thực vật như ngô, cám gạo, các loại đậu… hoàn toàn không sử dụng cám có chứa thành phần đạm động vật như bột xương, bột thịt.

Công ty cũng phát triển riêng hệ thống trang trại chăn nuôi heo đảm bảo an toàn sinh học và các nhà máy chế biến, giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm. Như vậy, thịt heo BAF ăn gì, nuôi ở đâu đều được kiểm soát rất chặt chẽ. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc đến từng trang trại chăn nuôi.

Thương hiệu Thịt Heo ăn chay BAF.

Thương hiệu Thịt Heo ăn chay BAF.

Gắn kết cảm xúc với người tiêu dùng bằng câu chuyện thương hiệu

Thương hiệu được xây dựng trên nền tảng chất lượng sẽ rất vững chãi, nhưng sẽ thiếu đi tính lan tỏa nếu thiếu sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Đây cũng là nội dung chính mà ông Trương Sỹ Bá cùng các diễn giả là ông Bhardwaj Vinay - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Indorama Ventures Việt Nam, ông Cao Hoài Dương - Chủ tịch PVOIL đã có dịp chia sẻ trong phiên thảo luận “Thương hiệu gắn kết cảm xúc” do Forbes tổ chức vừa qua.

Sự ra đời của thương hiệu gạo A AN và thịt heo ăn chay BAF gắn với câu chuyện nỗi đau của người tiêu dùng trước vấn nạn thực phẩm bẩn và nỗ lực của doanh nghiệp để tạo nên sản phẩm “sạch từ nguồn” cho người tiêu dùng.

“Trong những năm gần đây không ít lần doanh nghiệp Việt phải đau đầu trước câu chuyện ngộ độc thực phẩm. Điều này càng thúc đẩy nhiều doanh nghiệp phải nỗ lực hơn trong việc đáp ứng sự tin tưởng cho khách hàng và xây dựng thương hiệu tạo sự độc đáo, khác biệt. Trong ngành nông nghiệp và thực phẩm, xu hướng chung của toàn xã hội là hướng tới sự an toàn, tiêu dùng sản phẩm sạch, xanh, ủng hộ xu hướng sống lành mạnh”, ông Trương Sỹ Bá chia sẻ tại phiên thảo luận.

Riêng đối với ngành hàng lúa gạo, tuy rằng Việt Nam là cường quốc xuất khẩu nhưng chủ yếu là xuất khẩu không mang thương hiệu Việt Nam. Từ năm 2022, gạo A AN là thương hiệu đầu tiên làm được điều này khi đưa thành công gạo A AN ST25 sang Nhật Bản. Đây là một hành trình rất khó khăn vì để có thể xuất hiện trên kệ hàng của Nhật Bản, phải trải qua hơn 650 tiêu chí kiểm định chặt chẽ về mặt chất lượng.

Gần đây, tháng 6/2024, A AN một lần nữa đưa thương hiệu của mình sang thị trường khó tính này với dòng sản phẩm gạo Japonica. Đó chính là một câu chuyện thành công điển hình của một thương hiệu xem chất lượng là giá trị cốt lõi, là luôn gắn sản phẩm của mình với sự an toàn về sức khỏe của người tiêu dùng. “Đó chính là tâm huyết và là cảm xúc của thương hiệu,” ông Bá cho biết.

Tương tự, với thương hiệu heo ăn chay BAF, ông Bá cho biết đây là cách công ty cam kết với người tiêu dùng rằng sản phẩm của công ty được nuôi bằng thực phẩm “chay”, cho chất lượng thịt heo thơm ngon, chất lượng hơn. Trong khi thịt bẩn, thịt không rõ nguồn gốc vẫn còn hiện diện thì việc tạo nên một thương hiệu thịt sạch sẽ giúp người tiêu dùng dần thay đổi thói quen tiêu dùng vì một tương lai khỏe mạnh hơn.

Bình luận