Nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, giá bán tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg

Bình luận · 11 Lượt xem

Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học chuồng luôn khô thoáng, không mùi hôi, không nước thải, giá cao hơn lợn nuôi truyền thống từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Chăn nuôi lợn những năm gần đây gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá giống, thức ăn công nghiệp tăng cao, giá lợn hơi xuất chuồng thấp làm người chăn nuôi không có lãi. Đặc biệt, hạn chế trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn khiến người dân dè dặt và tái đàn chậm, nhất là chăn nuôi nông hộ.

Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương, giúp phát triển chăn nuôi lợn nông hộ, trang trại quy mô vừa và nhỏ ổn định, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thực hiện thành công mô hình “Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn” tại xã Tân Lâm Hương, (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).

Giảm ô nhiễm, giá bán tăng cao

Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học giúp chuồng trại luôn khô thoáng, không có mùi hôi, không có nước thải, đảm bảo an toàn môi trường. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học giúp chuồng trại luôn khô thoáng, không có mùi hôi, không có nước thải, đảm bảo an toàn môi trường. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Mô hình triển khai với quy mô 50 con lợn gồm 3 hộ dân thực hiện, mmục tiêu giúp người dân nắm được phương pháp chăn nuôi lợn bằng thức ăn phối trộn, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có; chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, công trong quá trình chăn nuôi; xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi để mang lại giá trị hữu ích.

Ngoài ra, mô hình còn tạo ra sản phẩm thịt chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập.

Quá trình thực hiện mô hình, các hộ đã tu sửa chuồng trại để đảm bảo quy trình chăn nuôi lợn trên nền chuồng có đệm lót sinh học. Chuồng trại được tiêu độc, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Đệm lót được bảo dưỡng thường xuyên, hạn chế thấp nhất mùi hôi từ chất thải.

Sử dụng các loại cám ngô, cám gạo, khô đậu nành, dầu ăn và premix để phối trộn công thức theo từng giai đoạn phát triển của lợn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sử dụng các loại cám ngô, cám gạo, khô đậu nành, dầu ăn và premix để phối trộn công thức theo từng giai đoạn phát triển của lợn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Thức ăn chăn nuôi lợn đảm bảo chất lượng. Tùy theo từng giai đoạn, cho lợn ăn một cách phù hợp. Theo đó, giai đoạn lợn từ 20kg trở lên cho lợn ăn bằng thức ăn phối trộn. Nguyên liệu sử dụng để phối trộn thức ăn chủ yếu là các loại ngũ cốc đảm bảo chất lượng và các nguồn nguyên liệu thức ăn giàu protein, không sử dụng sử dụng các nguyên liệu biến đổi gen. Sử dụng các loại cám ngô, cám gạo, khô đậu nành, dầu ăn và premix để phối trộn công thức theo từng giai đoạn phát triển của lợn.

Thức ăn bổ sung tự nhiên của lợn bao gồm các loại rau, bèo… đảm bảo không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn tự phối trộn đảm bảo cân đối đủ các thành phần dinh dưỡng (giàu năng lượng, giàu đạm, khoáng, giàu vitamin) đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn thịt. Quá trình phối trộn, bảo quản không sử dụng các loại kháng sinh, hormone tăng trưởng, hóa chất bảo quản, các chất cấm…

Kết quả, đàn lợn sau hơn 4 tháng nuôi tỷ lệ sống đạt 100%, trọng lượng bình quân khoảng 95 - 98kg/con, tiêu tốn thức ăn bình quân khoảng 2,22kg thức ăn/kg trọng lượng. Sau khi trừ các chi phí giống, vật tư, với quy mô 50 con, nếu xuất bán ở thời điểm 4 tháng thả nuôi đạt 98kg/con, mức giá dự kiến 65.000đ/kg, lợi nhuận đạt gần 50 triệu đồng. Ngoài ra, chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học chất thải sẽ được xử lý tạo thành phân hữu cơ sử dụng rất hiệu quả trong trồng trọt, từ đó tăng hiệu quả kinh tế.

Sau hơn 4 tháng nuôi, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, trọng lượng bình quân của đàn lợn khoảng 95 - 98kg/con. Ánh Nguyệt.

Sau hơn 4 tháng nuôi, tỷ lệ lợn sống đạt 100%, trọng lượng bình quân của đàn lợn khoảng 95 - 98kg/con. Ánh Nguyệt.

Gia đình ông Đặng Hữu Học tại thôn Kỷ Các, xã Tân Lâm Hương là một trong những hộ tiên phong thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn với quy mô 18 con. Ông Học chia sẻ: "Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học nên chuồng trại luôn khô thoáng, không có mùi hôi, không có nước thải, đảm bảo an toàn môi trường. Phần đệm lót chúng tôi xử lý thành phân hữu cơ để bón cho hơn 40 gốc ổi lê Đài Loan trong vườn, giúp tăng thêm thu nhập".

"Nhờ áp dụng phương pháp chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, sử dụng nguồn thức ăn an toàn, không sử dụng các kháng sinh, hormone tăng trưởng, hóa chất bảo quản và các chất cấm nên lợn phát triển tốt, giảm ô nhiễm môi trường. Mô hình không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm thịt chất lượng, thơm ngon, an toàn cho người tiêu dùng, giá bán cao hơn lợn nuôi truyền thống từ 4 - 5 ngàn đồng/kg”, ông Trần Quốc Dị, hộ dân tham gia mô hình cho hay.

Quá trình triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thường xuyên bám sát cơ sở để theo dõi, hướng dẫn các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Quá trình triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh thường xuyên bám sát cơ sở để theo dõi, hướng dẫn các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Khuyến khích nhân rộng

Mô hình “Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn” được Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hỗ trợ 50% con giống, 20% thức ăn phối trộn, 100% chế phẩm làm đệm lót sinh học, 15kg chế phẩm sinh học, 10 lít hóa chất sát trùng và một số vacxin như tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tập huấn kỹ thuật, tổng kết, nghiệm thu mô hình. Chuồng trại và phần giống, thức ăn, vật tư còn lại các hộ tham gia mô hình tự nguyện đóng góp thực hiện dưới sự giám sát của cán bộ chủ trì, đảm bảo đối ứng đúng, đủ số lượng, chủng loại và chất lượng.

Ngoài ra, cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát cơ sở để theo dõi, hướng dẫn các hộ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn. Quá trình triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn cho 30 hộ dân (03 hộ tham gia mô hình và 27 hộ chăn nuôi điển hình trên địa bàn).

Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ông Trần Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương cho biết: “Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn thành công có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới. Do đó chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh thực hiện mô hình này.

Tại hội thảo tổng kết đánh giá mô hình vừa diễn ra tại xã Tân Lâm Hương, các đại biểu đánh giá, chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lợn khỏe mạnh, hạn chế được các mầm bệnh cũng như lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, hình thức nuôi này mang lại nguồn thịt đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Lợn là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh. Tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện đạt khoảng 400.000 con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm hơn 65%. Để góp phần ổn định và phát triển ngành chăn nuôi lợn, việc áp dụng chăn nuôi theo hướng tuần hoàn là một trong những giải pháp có hiệu quả thiết thực.

Bình luận