Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Bình luận · 18 Lượt xem

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản bình quân đạt 2 - 3%/năm; đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp đạt

Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp

Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang cho thấy, toàn tỉnh đã thu hoạch được 37.685 ha lúa vụ mùa; trồng hơn 15.000ha cây vụ đông, đạt 70,4% kế hoạch, bằng 116,8% so với cùng kỳ năm trước; việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả tương đối thuận lợi.

Bắc Giang hiện có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

bac-giang-bai-2.jpg
Bắc Giang đã hình thành những vùng trồng cây ăn quả ứng dụng khoa học công nghệ mang lại giá trị kinh tế cao. Ảnh: VGP/TT

Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Giang là một trong những tỉnh có nền nông nghiệp trọng điểm quốc gia, nằm trong Top đứng đầu miền Bắc. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Định hướng trong thời gian tới, Bắc Giang tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp gắn với các vùng chuyên canh, trung tâm thu gom nông sản ở vùng sản xuất trung tâm cung ứng nông sản kết nối thị trường trong nước với quốc tế, hình thành hệ thống chợ đầu mối đa chức năng, sàn giao dịch cho các nông sản chủ lực, xây dựng các trung tâm hậu cần biên mậu.

Cùng với đó, Bắc Giang cũng sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; bảo quản và chế biến nông lâm sản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để giảm chi phí và nâng cao giá trị nông sản; hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng phục vụ cho cơ sở chế biến; thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường để dẫn dắt chuỗi giá trị hiệu quả để phát triển các cụm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ tại các địa phương, vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, tạo điều kiện hình thành động lực tăng trưởng cho các địa phương.

Đa dạng hóa chương trình xây dựng nông thôn mới

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm đổi mới, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức, liên kết sản xuất, quản lý trong nông nghiệp. Bắc Giang tiếp tục phát triển và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp, hiệu quả với trọng tâm là phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Trong đó, xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn liền với sản phẩm ngành nghề nông thôn, sản phẩm chủ lực của địa phương và sản phẩm OCOP.

 

Bắc Giang thực hiện thí điểm mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hợp tác xã nông nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nhân rộng.

Từ đó, nâng cao giá trị gia tăng, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung; trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt đưa khoa học công nghệ và trình độ quản trị vào chuỗi giá trị; phát triển mạnh trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

Cùng với đó, tỉnh Bắc Giang định hướng đa dạng hóa chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với lợi thế, hoàn cảnh và cơ hội phát triển của từng địa phương theo 3 hướng. Theo đó, các xã khu vực ven đô có kinh tế phi nông nghiệp chiếm đa số, dịch vụ, thương mại và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh thì hướng tới đô thị hóa; phát triển nông nghiệp đô thị, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển dịch vụ xã hội có chất lượng tiệm cận với thành thị, hình thành các “khu đô thị sinh thái”; tỉnh từng bước đưa đô thị phát triển về địa bàn nông thôn.

Các xã thuộc các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, sản xuất sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh thì xây dựng các vùng chuyên canh bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, có kết cấu hạ tầng và các cụm ngành chế biến - dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ kết nối hạ tầng với các thị trường lớn, khu trung chuyển, dịch vụ hậu cần lớn, kết nối với thị trường trong nước và quốc tế; phát triển các khu dân cư nông thôn phân tán theo địa bàn sản xuất, liên kết hài hòa với các đô thị để bảo đảm cung cấp dịch vụ kinh tế - xã hội.

 

Các xã nông thôn truyền thống tiếp tục phát triển sản phẩm đặc sản địa phương, làng nghề; phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch nông thôn trên cơ sở bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương; hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển các khu dân cư tập trung có quy mô thích hợp liên kết với đô thị ở các địa phương…

Bình luận