Gia Lâm nỗ lực phục hồi sản xuất nông nghiệp

Bình luận · 50 Lượt xem

Cơn bão số 3 và mưa lũ đã làm thiệt hại 2.096,49ha cây trồng trên địa bàn huyện Gia Lâm, trong đó có 82,95ha lúa; 427,98ha ngô, rau màu các loại; 368,75ha hoa; 1.216,81ha cây công nghiệp, cây ăn quả; 115,72ha nuôi trồng thủy sản và hơn 12.

Ngay sau bão lũ, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, nông dân huyện Gia Lâm đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp.

gia-lam.jpg
Nông dân xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) chăm sóc hoa giấy bị hư hại sau cơn bão số 3. Ảnh: Tuyết Nhung

Cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt hại toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Văn Đức. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức Nguyễn Văn Minh cho biết, toàn xã có hơn 288ha trồng rau màu, hoa cây cảnh, cây ăn quả bị thiệt hại. Để khắc phục, nhân dân trong xã đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng, tập trung gieo trồng các loại cây ngắn ngày, gồm rau cải ăn lá các loại trên tổng diện tích hơn 40ha.

Bên cạnh đó, một số diện tích trồng hoa, cây cảnh chưa thể khắc phục, nhiều hộ đã chuyển sang trồng rau và cây màu, như cải bắp, su hào, súp lơ, bầu, cà, mướp. Điển hình như gia đình bà Đinh Thị Duyên ở thôn Trung Quan 1 có 7 sào ruộng trồng bắp cải, súp lơ, cà tím... bị hỏng, thiệt hại hơn 40 triệu đồng. Ngay sau bão lũ, gia đình bà đã đầu tư 25 triệu đồng mua giống cây bắp cải, cải ngọt, cà chua để tái sản xuất, kịp khung thời vụ vụ đông.

Còn Chủ tịch UBND xã Văn Đức Trần Xuân Điệu thông tin, căn cứ vào hướng dẫn của Sở NN&PTNT Hà Nội về đề xuất nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông và kiến nghị của Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, xã đã đề nghị huyện Gia Lâm và thành phố xem xét, hỗ trợ phần diện tích 102,8ha trồng rau màu bị thiệt hại. Đồng thời, xã cũng đề nghị huyện kiến nghị thành phố hỗ trợ thêm 60ha diện tích trước đây trồng hoa, cây cảnh bị hư hỏng, nông dân phải chuyển sang trồng rau màu vụ đông.

Để hỗ trợ nông dân trên địa huyện khắc phục hậu quả bão lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gia Lâm đã phun tiêu độc, khử trùng môi trường trong chăn nuôi để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các khu vực bị ngập úng, với tổng diện tích 1.100.000m2; hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cố chuồng trại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, di chuyển gia súc từ nơi lưu trú tạm thời về chuồng trại; nhập đàn, tái đàn, ổn định sản xuất.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gia Lâm Hoàng Thị Thúy Nga cho hay, trung tâm đang hướng dẫn những hộ nông dân khôi phục diện tích cây ăn quả, cây hằng năm, cây rau màu... đã bị thiệt hại do mưa bão; đồng thời, triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ thu - đông sớm năm 2024, phấn đấu gieo trồng đạt 1.693,29ha.

Đặc biệt, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm đã hỗ trợ hội viên nông dân các xã: Kim Sơn, Phú Thị, Lệ Chi, Trung Mầu thu hoạch và tiêu thụ 1.622 buồng chuối, 200kg đu đủ; khẩn trương thu dọn đồng ruộng, xuống giống mới khôi phục sản xuất...

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gia Lâm Chu Anh Tuấn thông tin, các cơ sở Hội đã rà soát, đánh giá sơ bộ để nắm bắt tình hình các hộ nông dân vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, bị thiệt hại nặng nề do bão lũ. Hội Nông dân huyện cũng đã thống kê được 51 dự án cấp thành phố, 17 dự án cấp huyện mà nông dân các xã vay vốn để trồng rau an toàn, cây ăn quả, hoa cây cảnh bị đổ, gãy cây, rụng quả, hư hỏng nhà lưới…, với tổng thiệt hại hơn 21,9 tỷ đồng. Hội Nông dân huyện đã tổng hợp, báo cáo gửi về Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố để được xem xét, hỗ trợ theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học khẳng định, huyện đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chức năng thực hiện những giải pháp thiết thực, hiệu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Về thực hiện nội dung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9-1-2017 của Chính phủ, Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 11-4-2019 của UBND thành phố Hà Nội về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đồng chí Trương Văn Học cho biết thêm, ước tính tổng kinh phí huyện cần được Nhà nước hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp khoảng 

Bình luận