Trí tuệ nhân tạo sẽ là bước tiến mới cho nông nghiệp Việt Nam

Bình luận · 51 Lượt xem

AI đang cách mạng hóa nông nghiệp Việt Nam, tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng và tăng năng suất, góp phần thúc đẩy sự bền vững và cạnh tranh.

Trí tuệ nhân tạo giúp phân tích đất và quản lý điều kiện môi trường

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích quan trọng từ việc gia tăng năng suất đến cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Đối với Việt Nam, việc ứng dụng AI vào nông nghiệp không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là chìa khóa để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và cạnh tranh quốc tế.

Một trong những ứng dụng nổi bật của AI trong nông nghiệp là khả năng phân tích dữ liệu đất. AI giúp nông dân đo lường các chỉ số như độ pH, độ ẩm và nồng độ dinh dưỡng trong đất, từ đó tối ưu hóa quy trình canh tác, cải thiện sản lượng và chất lượng cây trồng.

Trí tuệ nhân tạo sẽ là bước tiến mới cho nông nghiệp Việt Nam- Ảnh 1.
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  
 
 

Trong tương lai, Việt Nam kỳ vọng sẽ nhanh chóng ứng dụng AI vào trong nông nghiệp.

Công nghệ này đã được triển khai tại nhiều quốc gia như Mỹ, Israel và thậm chí là Việt Nam với những công ty tiên phong như FAMIS và DTS-MARD.

Không chỉ phân tích đất, AI còn được ứng dụng trong việc theo dõi và dự báo thời tiết. Dữ liệu thời tiết là yếu tố quan trọng giúp nông dân điều chỉnh quy trình tưới tiêu, quản lý đất và chọn thời điểm thu hoạch phù hợp.

AI không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn có thể dự đoán trước những biến đổi thời tiết bất thường, giúp giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và thay đổi môi trường.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Đỗ Minh Phương, đại diện Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "AI đang thay đổi cách chúng ta tiếp cận với nông nghiệp, từ những phương pháp truyền thống sang những giải pháp hiện đại và hiệu quả hơn".

Ông Phương nhấn mạnh rằng, việc áp dụng AI vào quản lý môi trường trồng trọt không chỉ giúp tăng cường khả năng sản xuất mà còn góp phần vào việc phát triển nền nông nghiệp bền vững. "Chúng ta không chỉ cần gia tăng năng suất mà còn phải đối mặt với biến đổi khí hậu và các thách thức về tài nguyên. AI là công cụ giúp chúng ta quản lý và bảo vệ tài nguyên hiệu quả hơn".

Robot nông nghiệp là một trong những bước tiến quan trọng nhất trong ứng dụng AI. Các robot này được trang bị cảm biến và công nghệ AI để thu thập dữ liệu về cây trồng, đất đai và thời tiết, sau đó tự động thực hiện các nhiệm vụ như tưới cây, cắt tỉa và thậm chí là thu hoạch mà không cần sự can thiệp của con người.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như VinEco đã bắt đầu ứng dụng robot vào các hoạt động nông nghiệp, giúp tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trí tuệ nhân tạo sẽ là bước tiến mới cho nông nghiệp Việt Nam- Ảnh 2.
 
 
 
 
 
 
  •  
  •  
  •  
  •  
 
 

Robot nông nghiệp là một trong những bước tiến quan trọng nhất trong ứng dụng AI. (Ảnh: Pexels).

Ngoài ra, AI cũng được ứng dụng để điều khiển tự động các quy trình như phun thuốc và tưới cây. Những hệ thống tự động này không chỉ giúp giảm bớt công việc cho nông dân mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

"AI cho phép tự động hóa quy trình, từ việc gieo trồng đến thu hoạch, giúp nông dân không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường độ chính xác và chất lượng của sản phẩm", ông Đỗ Minh Phương cho biết.

close
arrow_forward_ios
Đọc thêm
 
pause
volume_mute
00:00
00:19
00:30
 
close

Tối ưu hóa sản lượng và chuỗi cung ứng

Theo ông Phương, một trong những ứng dụng quan trọng khác của AI trong nông nghiệp là khả năng dự báo sản lượng.

Dựa trên dữ liệu về cây trồng, thời tiết và đất đai, AI có thể dự đoán sản lượng nông sản với độ chính xác cao, giúp các nhà sản xuất có thể lên kế hoạch quản lý tài nguyên hợp lý và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Trí tuệ nhân tạo sẽ là bước tiến mới cho nông nghiệp Việt Nam- Ảnh 3.

Dựa trên dữ liệu về cây trồng, thời tiết và đất đai, AI có thể dự đoán sản lượng nông sản với độ chính xác cao. (Ảnh: Pexels).

Không chỉ dự báo sản lượng, AI còn được sử dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng nông sản. Điều này bao gồm dự đoán nhu cầu thị trường, lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm, từ đó giúp giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu quả phân phối.

Mặc dù AI mang lại nhiều lợi ích, việc ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam vẫn đối mặt với không ít thách thức.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế, và nhân lực nông nghiệp công nghệ cao vẫn cần được đào tạo một cách bài bản hơn. Bên cạnh đó, các chính sách và thể chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao cần được cập nhật để phù hợp với xu thế.

AI đang ngày càng chứng minh vai trò không thể thiếu trong việc hiện đại hóa nông nghiệp. Từ phân tích dữ liệu đất, dự báo thời tiết, đến tự động hóa quy trình và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, AI không chỉ cải thiện năng suất mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự bền vững của ngành nông nghiệp.

Tuy còn nhiều thách thức, nhưng với sự đầu tư hợp lý và tầm nhìn chiến lược, AI có thể trở thành động lực quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo sẽ là bước tiến mới cho nông nghiệp Việt Nam- Ảnh 4.

Mặc dù sẽ có nhiều khó khăn để nhanh chóng tiếp nhận, ứng dụng AI vào nông nghiệp, tuy nhiên AI có thể trở thành dộng lực quan trọng trong sự phát triển đột phá của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Trao đổi với Người Đưa Tin ngày 15/10, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Việt Nông (Vinco), Giám đốc kỹ thuật đại diện cho Công ty FM Hàn Quốc cho biết: "Theo tôi trong vòng 10-15 năm tới, Việt Nam có thể hoàn toàn ứng dụng AI vào nông nghiệp, tùy thuộc vào mức độ đầu tư, phát triển hạ tầng và đào tạo nhân lực".

Theo ông Hoàng, việc áp dụng AI mang lại nhiều lợi ích như tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí tài nguyên, tối ưu hóa quy trình sản xuất, dự báo thời tiết và sâu bệnh chính xác hơn, cũng như tự động hóa, giúp giảm công lao động tay chân.

Tuy nhiên, hạn chế bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cao, thiếu nhân lực có chuyên môn về AI, rủi ro mất việc làm cho lao động chân tay khi tự động hóa phát triển, và khả năng phụ thuộc vào công nghệ. Những yếu tố này sẽ cần được giải quyết để AI có thể phát huy tối đa tiềm năng trong nông nghiệp Việt Nam.

Bình luận