Đột phá trong công tác xóa đói giảm nghèo Dù không phải là trung tâm phát triển chăn nuôi của tỉnh Hậu Giang, nhưng tron

Bình luận · 48 Lượt xem

Khi người chăn nuôi tái đàn heo để phục vụ thị trường cuối năm, chính quyền huyện Hoài Ân lên kế hoạch đưa ngành chăn nuôi heo đi vào quy củ.

Mối gắn kết giữa người chăn nuôi với ngành chức năng

Với mục tiêu đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn từ nay đến cuối năm 2024, chính quyền huyện Hoài Ân (Bình Định) đã ban hành kế hoạch tổ chức lại sản xuất, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học, hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.

Theo đó, để từng bước phục hồi tổng đàn heo, phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt 280.000 con, Hoài Ân đặt ra nguyên tắc là hộ chăn nuôi heo phải chịu sự quản lý, định hướng của ngành chuyên môn trong việc tái đàn gắn với tái cơ cấu sản xuất; tuân thủ điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định. Không được tái đàn khi chưa bảo đảm các điều kiện về cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và điều kiện bảo vệ môi trường.

“Trước khi tái đàn heo, hộ chăn nuôi phải đầy đủ điều kiện về vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, thực hiện việc kê khai các hoạt động chăn nuôi với chính quyền cấp xã trước khi tái đàn để làm cơ sở thống kê đàn, tổ chức theo dõi, giám sát dịch bệnh, định kỳ hàng quý phải thực hiện kê khai theo mẫu quy định”, ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân chia sẻ.

Hộ chăn nuôi phải ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Đặc biệt, cơ sở chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải, nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn, không để chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Ngành chức năng Bình Định giới thiệu các cơ sở sản xuất, mua bán con giống đảm bảo điều kiện an toàn sinh học để người chăn nuôi mua tái đàn an toàn. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định giới thiệu các cơ sở sản xuất, mua bán con giống đảm bảo điều kiện an toàn sinh học để người chăn nuôi mua tái đàn an toàn. Ảnh: V.Đ.T.

Hình thành vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Ngành chức năng khuyến cáo hộ chăn nuôi cần chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất tại các cơ sở chăn nuôi có uy tín, heo giống nhập từ các tỉnh ngoài vào huyện phải có giấy chứng nhận kiểm dịch. Trước khi nhập đàn, heo giống mới đưa về phải được nuôi cách ly theo quy định.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi trong đợt cao điểm tái đàn, khi heo giống đang ở mức cao từ 1,6-2,3 triệu đồng/con, ngành chức năng Bình Định tiếp tục rà soát các cơ sở sản xuất heo giống thương phẩm, phát hành văn bản đề nghị các cơ sở xem xét, cam kết giảm giá lợn giống thương.

Đồng thời thông tin, giới thiệu các cơ sở sản xuất, mua bán con giống đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, cam kết giảm giá heo giống, để bà con chăn nuôi chủ động liên hệ mua heo giống tái đàn, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn heo để phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

“Chúng tôi cũng đồng thời khuyến khích các chuỗi nuôi heo liên kết tự phát tại các địa phương Hoài Ân, Tuy Phước; tiếp tục nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm heo. Phát huy chuỗi sản xuất, cung ứng heo hơi, heo hữu cơ cho thị trường Đà Nẵng, mở rộng thị trường các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và các tỉnh phía Bắc”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, về lâu về dài, ngành chức năng Bình Định sẽ nghiêm túc thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của tỉnh. Theo đó, ngành chức năng Bình Định sẽ thúc đẩy các địa phương hình thành các vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh phù hợp với từng loại vật nuôi, vùng sinh thái; tạo vùng nguyên liệu sản phẩm chăn nuôi.

Bình luận