Tiến sĩ bắt bệnh – Đạm Phú Mỹ ra toa – nhà nông phấn khởi

Bình luận · 101 Lượt xem

Chương trình 'Bác sĩ Nông học' do PVFCCo tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật, là cầu nối giúp nông dân nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy trong thời đại công nghệ số.

Trong một thế giới đang chuyển đổi nhanh chóng với sự lan tỏa của công nghệ, ngành nông nghiệp vẫn là một trụ cột quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với những thử thách không ngừng.

Các bác sĩ nông học bắt bệnh kê đơn cho bà con nông dân tại chương trình do PVFCCo đồng hành, tài trợ. Ảnh: Đức Trung.

Các bác sĩ nông học bắt bệnh kê đơn cho bà con nông dân tại chương trình do PVFCCo đồng hành, tài trợ. Ảnh: Đức Trung.

Để giải quyết và vượt qua những thách thức này, chương trình "Bác sĩ Nông học" với các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội Nông dân các tỉnh, Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ), các chuyên gia nông nghiệp …đã ra đời với sứ mệnh mang đến kiến thức, giải pháp canh tác hiện đại và các hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho người nông dân Việt Nam.

Giải quyết khó khăn, nâng tầm thương hiệu

Cuộc sống của người nông dân đầy khó khăn và vất vả. Họ làm việc quần quật dưới nắng mưa, đầu tắt mặt tối từ sáng sớm đến chiều muộn. Những ngày tháng vất vả trên đồng ruộng, giữa cái nắng chói chang hay mưa dầm dề, họ phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, từ sâu bệnh đến thiếu thốn nguồn lực. Mỗi ngày trôi qua, họ vẫn cần mẫn, không ngừng lao động để vun đắp cho những mầm xanh cuộc sống.

Các bác sĩ nông học trả lời thấu đáo các thắc mắc mà nhà nông đang gặp phải. Ảnh: Đức Trung.

Các bác sĩ nông học trả lời thấu đáo các thắc mắc mà nhà nông đang gặp phải. Ảnh: Đức Trung.

Một hội viên Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đến tham gia chương trình Bác sĩ Nông học phấn khởi cho biết: "Từ trước đến nay, việc bón phân cho cây xoài luôn là thách thức lớn đối với chúng tôi. Không biết chọn loại phân nào và cách bón sao cho đúng, năng suất cây xoài luôn không đạt được như mong muốn. Hôm nay, có bác sĩ bắt bệnh và chuyên gia Phân bón Phú Mỹ ra toa, tôi đã có gói giải pháp phân bón cho vườn xoài nhà mình. Ngoài ra, tôi còn học được nhiều kỹ thuật chăm sóc cây trồng mới. Cảm ơn Đạm Phú Mỹ và các chuyên gia đã chia sẻ những kiến thức hữu ích này, giúp chúng tôi có thêm niềm tin và hy vọng vào một mùa màng bội thu."

Một trong những thành tựu đáng kể của chương trình là việc hỗ trợ nông dân đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Đây không chỉ là sự công nhận về chất lượng mà còn là bước đệm quan trọng giúp sản phẩm nông sản Việt Nam vươn ra thế giới. Nhờ vào sự hỗ trợ này, sản phẩm của bà con đã có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và xây dựng thương hiệu bền vững. Một đại biểu ở Lục Nam - Bắc Giang chia sẻ: "Chương trình đã giúp tôi nắm bắt được xu hướng thị trường, kênh bán hàng hiện đại và các kỹ thuật canh tác mới. Sản phẩm của tôi giờ đây không chỉ được yêu thích hơn mà còn đạt chuẩn, mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho gia đình."

Chương trình Bác sĩ Nông học rất được người dân trong cả nước quan tâm. Ảnh: Đức Trung.

Chương trình Bác sĩ Nông học rất được người dân trong cả nước quan tâm. Ảnh: Đức Trung.

Chia sẻ yêu thương qua từng buổi hội thảo

Ở mỗi vùng quê, từ Yên Châu (Sơn La) đến Chợ Lách (Bến Tre), chương trình Bác sĩ Nông học luôn thu hút đông đảo nông dân tham gia. Họ đến không chỉ để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất hay mà còn đưa ra những khó khăn, trăn trở của mình để các chuyên gia đưa ra giải pháp. Nhờ chương trình này, những kỹ thuật canh tác hiện đại và bền vững đã được truyền tải một cách dễ hiểu và chân thực nhất.

Anh Nguyễn Duy Ninh, nông dân huyện Chợ Lách (Bến Tre) chia sẻ: "Tham gia chương trình hôm nay, tôi học hỏi được nhiều đề tài mới và nhận biết những khó khăn gặp phải. Tôi cũng học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích để về truyền tải cho bà con nông dân và HTX từ đó có những giải pháp để canh tác nông nghiệp hiệu quả hơn”.

Đông đảo bà con nông dân tham gia đặt câu hỏi với chương trình Bác sĩ Nông học do PVFCCo tài trợ, đồng hành. Ảnh: Đức Trung.
Đông đảo bà con nông dân tham gia đặt câu hỏi với chương trình Bác sĩ Nông học do PVFCCo tài trợ, đồng hành. Ảnh: Đức Trung.

Đông đảo bà con nông dân tham gia đặt câu hỏi với chương trình Bác sĩ Nông học do PVFCCo tài trợ, đồng hành. Ảnh: Đức Trung.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Không chỉ trang bị kiến thức kỹ thuật, chương trình còn đặc biệt chú trọng đến khía cạnh bền vững của sản xuất nông nghiệp. PVFCCo đã hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để tối ưu hóa năng suất mà không gây hại cho môi trường.

Thạc sĩ Phạm Quí Ninh, chuyên gia nông nghiệp Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) cho biết: “Chương trình Bác sĩ Nông học giúp bà con tiếp cận trực tiếp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong canh tác nông nghiệp. Giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo định hướng chung của địa phương và ngành nông nghiệp”.

Chương trình Bác sĩ Nông học do PVFCCo tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật và cầu nối giúp nông dân nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy trong thời đại công nghệ số. Ảnh: Đức Trung.

Chương trình Bác sĩ Nông học do PVFCCo tài trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật và cầu nối giúp nông dân nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy trong thời đại công nghệ số. Ảnh: Đức Trung.

Với sứ mệnh "Đồng hành cùng nông dân vì một nền nông nghiệp bền vững," Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) luôn nỗ lực không ngừng để mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng nông nghiệp. Chương trình "Bác sĩ Nông học" do PVFCCo tài trợ không chỉ là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật đơn thuần mà còn là một cầu nối quan trọng, giúp nông dân Việt Nam nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy sản xuất và vươn lên mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số.

Những nỗ lực này đã và đang góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Với sự đồng hành của PVFCCo, nông dân Việt Nam không chỉ có thêm niềm tin vào tương lai mà còn có thêm sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, vươn tới những thành công mới và mang lại những vụ mùa bội thu.

Bình luận