Thâm canh có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đại dịch mới

Bình luận · 97 Lượt xem

Một nghiên cứu của Đại học Exeter đã xem xét tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội – những yếu tố thường bị bỏ qua trong các đánh giá truyền thống.


 

Canh tác theo hướng công nghiệp hóa thường được cho là làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền từ động vật sang người do khả năng kiểm soát, an toàn sinh học và cách ly vật nuôi tốt hơn.

Một nghiên cứu của Đại học Exeter đã xem xét tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội – những yếu tố thường bị bỏ qua trong các đánh giá truyền thống. Báo cáo được công bố trên tạp chí Khoa học mở của Hiệp hội Hoàng gia Hoa Kỳ có tiêu đề “Tìm hiểu vai trò của kinh tế - xã hội đối với những rủi ro của bệnh lây truyền từ động vật sang người từ vật nuôi”.

Nghiên cứu nhận thấy rằng tác động của nông nghiệp thâm canh ở mức rủi ro cao nhất góp phần gây ra EID - bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Tác giả nghiên cứu cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã khơi dậy sự quan tâm đến EID, đặc biệt là các loại virus lây truyền từ động vật sang người. Rủi ro xuất hiện và lây truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm sự tiếp xúc giữa con người và động vật cũng như cách sử dụng đất.

Trong đó, nghiên cứu khẳng định chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng tiềm ẩn trong những rủi ro đó, cảnh quan và vật chủ có thể đóng vai trò là nguồn hoặc bộ khuếch đại các mầm bệnh mới nổi.

Trước đây, những rủi ro như vậy thường được đánh giá về mặt khoa học vi sinh, sinh thái và thú y, nghiên cứu mới nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét các yếu tố xã hội, kinh tế và chính trị. Việc thúc đẩy thâm canh dẫn đến suy thoái môi trường là những yếu tố có thể làm tăng rủi ro EID.

Về an toàn sinh học, nghiên cứu cho biết một số doanh nghiệp chăn nuôi nhận thấy chi phí đang "làm suy yếu" trong khi những khác biệt trong khu vực cũng có tác động.

Đồng tác giả nghiên cứu cho biết: Tăng cường an toàn sinh học, tiêu chuẩn hóa và hiệu quả trong chăn nuôi trang trại không phải là thuốc chữa bách bệnh để đạt được một môi trường không bệnh tật. Thay vào đó, cần xem xét lại các tác động văn hóa xã hội của việc thúc đẩy chăn nuôi trang trại đối với sức khỏe hành tinh, sự bền vững môi trường và các vấn đề phúc lợi động vật.

MH (Theo Physorg)

Bình luận