Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Bình luận · 98 Lượt xem

Đồng Nai thuộc tốp đầu cả nước đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh, chỉ riêng 10 tháng của năm 2023, nguồn vốn thực hiện c

Nguồn vốn huy động trên chủ yếu là từ xã hội hóa. Trong đó, nông dân tích cực tham gia xây dựng NTM với nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa như: hiến đất, góp công, góp của xây dựng cơ sở hạ tầng NTM và nhất là đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.

 

* Huy động nguồn vốn lớn

 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM tỉnh, trong hơn 150,3 ngàn tỷ đồng nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng NTM trong 10 tháng của năm 2023, huy động từ nguồn vốn tín dụng chiếm tỉ trọng lớn nhất với ước dư nợ cho vay xây dựng NTM là 110,6 ngàn tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gần 34 ngàn tỷ đồng; vốn nhân dân đóng góp hơn 4,2 ngàn tỷ đồng; nguồn vốn của ngân sách tỉnh, huyện chỉ có hơn 1,5 ngàn tỷ đồng.

 

Xuân Lộc là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh trong năm 2023. Trong đó, tổng huy động nguồn xã hội hóa xây dựng NTM trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2023 đạt gần 163,8 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn tín dụng, vốn dân cư, tư nhân.

Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc Nguyễn Văn Linh cho biết, nhờ thực hiện tốt việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng NTM nên hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện phát triển mạnh, đã cơ bản đáp ứng khá tốt yêu cầu phát triển sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, là điểm nổi bật, tạo bộ mặt mới khu vực nông thôn. Đến nay, 100% xã đều có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện; 100% đường huyện quản lý, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, các tuyến đường còn lại có tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa cao. Có 100% trường học các cấp trên địa bàn H.Xuân Lộc đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, gần 95,5% trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống thiết chế văn hóa, mạng lưới thông tin truyền thông, y tế đều đạt chuẩn.

 

Huyện Trảng Bom cũng là địa phương đang tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng NTM gắn với phát triển đô thị, nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn.

 

Phó chủ tịch UBND H.Trảng Bom Đỗ Ngọc Nam chia sẻ, địa phương được tỉnh chọn thí điểm xây dựng NTM gắn với đô thị hóa giai đoạn 2020-2025. Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn mới chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển chung, chưa có đột phá rõ ràng do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. H.Trảng Bom có mức độ gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến áp lực lớn về đầu tư đường sá, trường lớp… Thời gian tới, huyện sẽ ưu tiên nguồn lực cho các xã sắp về đích NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Dự kiến nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện giai đoạn 2021-2025 là gần 4 ngàn tỷ đồng.

 

Theo Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hồ Thị Sự, giai đoạn 2018-2023, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng NTM với nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa. Cụ thể, nông dân đã đóng góp tiền, đất đai, công lao động trị giá hơn 209 tỷ đồng, hiến hơn 147 ngàn m2 đất, hơn 67 ngàn ngày công lao động để xây dựng các công trình dân sinh tại địa phương. Kết quả, đã sửa chữa được 972km đường giao thông nông thôn, xây dựng kiên cố hóa 448km kênh mương thủy lợi, làm mới 128 cầu, cống thoát nước, xây dựng hơn 1 ngàn công trình điện và tham gia làm mới, sửa chữa gần 34,8 ngàn công trình y tế, giáo dục; xây dựng, củng cố 177 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, góp phần giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp khu vực nông thôn.

 

* Tập trung đầu tư sản xuất

 

Nhờ sự đầu tư này, các địa phương trên địa bàn tỉnh không chỉ nâng cao chất lượng sinh hoạt mà được tạo nhiều cơ hội để phát triển sản xuất. Đặc biệt, ngay cả giai đoạn kinh tế khó khăn từ sau đại dịch Covid-19 đến nay, nông dân vẫn mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, đổi mới tư duy sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mạnh dạn đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Bình luận