Tháo gỡ khó khăn để phát huy hết tiềm năng, lợi thế nuôi biển

Bình luận · 112 Lượt xem

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nếu không kịp thời tháo gỡ những khó khăn, thách thức (đã nhận diện được) thì những tiềm năng, lợi thế nuôi biển sẽ không thể phát huy hết được.

Hội nghị 'Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam' diễn ra sáng 25/11/2023.

Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam” diễn ra sáng 25/11/2023.

Theo báo cáo của Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), năm 2022, diện tích nuôi biển của nước ta đạt hơn 256.000ha, sản lượng đạt gần 750.000 tấn; năm 2023, sản lượng có thể đạt gần 800.000 tấn.

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển. Nhờ vậy, một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như: Hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung; công nghiệp phụ trợ (thức ăn, thiết bị nuôi); công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ…

Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Mặc dù vậy, phát triển ngành nuôi biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp như: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi biển chưa tốt, hoạt động nuôi tự phát, phá vỡ quy hoạch còn phổ biến dẫn đến ô nhiễm môi trường, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, khó phát triển đồng bộ. Công nghệ sản xuất giống, quản lý sức khỏe và môi trường vùng nuôi, phòng trị bệnh trên đối tượng nuôi còn nhiều hạn chế.

Hạ tầng phục vụ nuôi biển công nghiệp, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (hệ thống lồng nuôi; thiết bị quan trắc và giám sát môi trường, dịch bệnh; công nghệ thu hoạch và vận chuyển; công nghệ chế biến và phát triển thị trường…) chưa phát triển đồng bộ. Nguồn lực (tài chính và nhân lực) còn hạn chế. Nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển còn yếu…

Trước bối cảnh nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Bộ NN-PTNT đặt ra.

Hệ thống lồng HDPE phục vụ phát triển nuôi biển ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Ảnh: Tùng Đinh.

Hệ thống lồng HDPE phục vụ phát triển nuôi biển ở vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Ảnh: Tùng Đinh.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, ngày 25/11/2023, tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa, các đơn vị Cục Thủy sản, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Thú y, Văn phòng Bộ NN-PTNT cùng Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam”.

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì. Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT; các bộ, ngành, địa phương; các hiệp hội ngành hàng, tổ chức quốc tế; doanh nghiệp, bà con nuôi trồng thủy sản; và sự có mặt của hơn 30 cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương.

Bình luận