Trung Đông và châu Phi - hai thị trường hứa hẹn cho nông sản Việt Nam

Bình luận · 97 Lượt xem

Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đặc biệc lớn của hai khu vực thị trường này.

Tọa đàm 'Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản của khu vực Trung Đông, châu Phi' nhằm cung cấp các thông tin về tiềm năng và nhu cầu thị trường, các quy định của thị trường nhập khẩu...

Tọa đàm "Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản của khu vực Trung Đông, châu Phi" nhằm cung cấp các thông tin về tiềm năng và nhu cầu thị trường, các quy định của thị trường nhập khẩu...

Ngày 24/11, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương tổ chức tọa đàm "Kết nối thông tin về nhu cầu thị hiếu và phổ biến quy định thị trường nông sản của khu vực Trung Đông, châu Phi".

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho biết, châu Phi và châu Đại Dương là hai khu vực chiếm thị phần rất nhỏ, chỉ 2,1% và 1,5% trong số các khu vực tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam so với các thị trường truyền thống như châu Á, châu Âu, châu Mỹ.

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) cho biết hai thị trường Trung Đông và châu Phi đang cho thấy tiềm năng đặc biệt lớn đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam. 

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) cho biết hai thị trường Trung Đông và châu Phi đang cho thấy tiềm năng đặc biệt lớn đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam. 

Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản vào các khu vực thị trường trọng điểm đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ (châu Mỹ giảm 20,6%, châu Âu giảm 11,8%), riêng châu Phi tăng 21,6% và châu Á tăng 5,7%. Trong đó, Trung Đông và châu Phi là hai khu vực thị trường rộng lớn với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, là thị trường tiềm năng và triển vọng, có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là nhóm hàng lương thực thực phẩm.

Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang hai khu vực thị trường này có xu hướng gia tăng. Tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào hai khu vực này năm 2022 đạt trên 1,6 tỷ USD (tăng 2,6% so với cùng kỳ) và 10 tháng đầu năm 2023 đã đạt gần 1,6 tỷ USD (tăng 11,7%), trong đó xuất khẩu vào khu vực Trung Đông năm 2022 đạt trên 836 triệu USD (tăng 22,3%), 10 tháng năm 2023 đạt gần 700 triệu USD (tăng 2,6%); xuất khẩu vào khu vực châu Phi năm 2022 đạt trên 859 triệu USD (giảm 11,3%) nhưng 10 tháng 2023 đã đạt gần 900 triệu USD (tăng 20,1%).

Thị phần tại hai thị trường này còn hạn chế và giá trị đạt được còn nhỏ song tốc độ tăng giá trị xuất khẩu một số mặt hàng trong thời gian qua đã cho thấy tiềm năng đặc biệc lớn của hai khu vực thị trường này, đặc biệt trước tình hình khó khăn tại một số thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Theo ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), Trung Đông là thị trường có thu nhập cao, có nhu cầu lớn các sản phẩm chất lượng cao, đây là cơ hội để hàng nông lâm thủy sản Việt Nam thâm nhập và gia tăng thị phần ở khu vực này. Đối với châu Phi, với dân số hơn 1,3 tỷ người, năng lực sản xuất còn hạn chế, luôn có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Trong các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Đông, châu Phi, gạo vừa là mặt hàng truyền thống và sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Bên cạnh đó, còn có các mặt hàng khác như thủy, hải sản, cà phê, chè, rau quả...

Đại diện Bộ Công thương cũng đánh giá, hai thị trường Trung Đông và châu Phi là hai thị trường tiềm năng của nông lâm thủy sản Việt Nam, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Ngoài những cơ hội, việc xuất khẩu nông sản và thủy sản từ Việt Nam đến khu vực này đối mặt với nhiều thách thức. Trong số đó, sự chênh lệch về ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, phong tục kinh doanh và điều kiện di chuyển giữa Việt Nam và khu vực này vẫn là những rào cản đáng kể, làm hạn chế sự phát triển của mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Với mạng lưới thương mại của Việt Nam ở khu vực này vẫn chưa đủ phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt thường phải xuất khẩu thông qua các công ty trung gian quốc tế để tránh rủi ro. Thực tế này làm tăng giá trị xuất khẩu của nông sản và thủy sản Việt Nam, giảm độ cạnh tranh và đôi khi làm cho thương hiệu Việt Nam không được địa phương biết đến.

Một khía cạnh khác là chi phí dịch vụ logistics liên kết giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - Châu Phi vẫn có hạn chế, với chi phí vận chuyển và bảo hiểm cao dẫn đến giá thành xuất khẩu cao, từ đó giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong khu vực.

Đáng lưu ý, vấn đề gian lận và lừa đảo trong giao dịch thương mại vẫn là phổ biến, cùng với việc thiếu thông tin về đối tác, thị trường, chính sách và quy định quản lý xuất nhập khẩu trong khu vực, tạo ra rủi ro kinh doanh ở mức độ cao.

Hơn nữa, do các ngân hàng thương mại Việt Nam và khu vực này chưa thiết lập mạng lưới đại lý, doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thanh toán xuất nhập khẩu, đồng thời phải chịu chi phí liên quan đến việc phải sử dụng ngân hàng quốc tế; những khó khăn này liên quan đến phương thức thanh toán cũng đang góp phần làm tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Tại tọa đàm, đại diện các thương vụ Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi cũng cung cấp các thông tin về tiềm năng và nhu cầu thị trường, các quy định của thị trường nhập khẩu, các lưu ý trong trao đổi, thanh toán thương mại và các đầu mối kết nối, liên hệ, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, định hướng sản xuất cho các địa phương.

Linh Linh
Bình luận