Sơn La xây dựng dữ liệu số trong xây dựng nông thôn mới

Bình luận · 105 Lượt xem

Sơn La đẩy mạnh xây dựng chính quyền số; phát triển hạ tầng số và dữ liệu số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh.

Nông thôn mới được tỉnh Sơn La xây dựng và định hướng theo hướng hiện đại và theo xu thế phát triển của thế giới. Thực hiện Quyết định 924/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày 15/9/2022 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch 228/KH-UBND về Triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025.

Xây dựng chính quyền số

Sơn La tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 - 4 ở cấp xã.

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây (wifi) miễn phí khu  vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông  thôn,…). Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet đến cấp xã, bản (hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động  4G/5G; hạ tầng kết nối internet, hạ tầng kết nối IoT,…), nâng cao chất lượng và  năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát  triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch  và thương mại điện tử.

Công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số là mục tiêu hướng tới trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: NNVN.

Công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số là mục tiêu hướng tới trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Sơn La. Ảnh minh họa: NNVN.

Tỉnh Sơn La áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Trên địa bàn tỉnh, thực hiện các giải pháp nhằm cung cấp cho mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh theo hình thức xã hội hóa.

Xây dựng phương án tổng thể hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới cần phải xây dựng dữ liệu số

Tỉnh Sơn La hướng đến bản đồ số về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng nông thôn mới. Bản đồ số về du lịch nông thôn để kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn của tỉnh. Xây dựng hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về nông thôn mới trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) đồng bộ, kết nối và liên thông.

Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với công nghệ chế biến hiện đại giúp cho sản phẩm nông nghiệp của Sơn La vươn ra thị trường quốc tế. Ảnh: NNVN.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với công nghệ chế biến hiện đại giúp cho sản phẩm nông nghiệp của Sơn La vươn ra thị trường quốc tế. Ảnh: NNVN.

Thông qua hệ thống quản lý nhằm chia sẻ và khai thác về công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; tỉnh đặt mục tiêu xây dựng phần mềm quản lý trực tuyến trong công tác: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn; giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn.

Trước yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, Tỉnh Sơn La đẩy mạnh quá trình số hóa, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Bình luận