Cho mùa bội thu nhờ sử dụng phân bón hợp lý

Bình luận · 198 Lượt xem

Chừng hai tuần nữa, vườn cà phê 0,5ha áp dụng mô hình phân bón Phú Mỹ mới cho thu hoạch, nhưng nhìn quả cà phê dày đặc chi chít, cành dài và lá dày che kín mặt đất, chị chủ vườn Đỗ Thị Nga ở tổ 20, thị trấn Lộc Thắng, h

Tây Nguyên có 647,5ha canh tác cà phê, chiếm 91,2% diện tích cà phê cả nước; sản lượng đạt 1,7 triệu tấn, chiếm 93,2% sản lượng cà phê cả nước (thống kê năm 2022).

Ông Lương Đức Trí, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, cho biết, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Tây Nguyên phù hợp để phát triển cây cà phê, song do lượng mưa tập trung lớn khiến quá trình rửa trôi dinh dưỡng xảy ra khá mạnh và thường xuyên. Vì vậy, hàm lượng các nguyên tố K, Ca, Mg trong lớp đất canh tác sụt giảm nhanh. Bên cạnh đó, phần lớn đất trồng cà phê ở Tây Nguyên trải qua thời gian canh tác lâu dài kèm chế độ thâm canh cao đã làm giảm đáng kể các khoáng dinh dưỡng dự trữ trong đất. Khi bón phân cho cà phê, bà con lại chủ yếu theo thói quen, chưa bảo đảm cân đối nên nhiều vườn bị thiếu hụt K và các nguyên tố trung, vi lượng. Tất cả những yếu tố này đều làm giảm năng suất và chất lượng cà phê.

Trước thực tế đó, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - mã chứng khoán DPM, nhà sản xuất kinh doanh phân bón Phú Mỹ) kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên triển khai mô hình sử dụng bộ phân bón Phú Mỹ (gồm đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ và kali Phú Mỹ) trên cây cà phê tại vườn của chị Đỗ Thị Nga ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. “Trong mô hình, chúng tôi sử dụng phân kali Phú Mỹ cho cây cà phê trên đất đỏ bazan nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân K đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cà phê tại Lâm Đồng”, ông Lương Đức Trí cho biết.

Có gần 20 năm kinh nghiệm trồng cà phê, lại là người ham áp dụng kỹ thuật, chị Đỗ Thị Nga bắt tay triển khai mô hình từ tháng 5.2023. “Nhà có 3ha cà phê nhưng tôi chỉ thử nghiệm trên 0,5ha thôi, vì nói thật là nhiều công ty cũng làm mô hình nhưng chỉ được vụ đó, các vụ sau không ổn nữa. Lần này, tôi thấy phân NPK Phú Mỹ có thương hiệu trên thị trường, lại chính tay mình bón và lượng cũng sàn sàn mức mình canh tác hàng năm, chỉ khác về kỹ thuật nên rủi ro ít hơn và mình có thể bắt kịp”, chị Nga chia sẻ.

-6352-1699418211.jpg

Theo chị Đỗ Thị Nga, sử dụng phân bón Phú Mỹ có thể giúp tăng 1 tấn cà phê nhân/ha.

Điểm khác biệt khi làm mô hình, theo chị Nga, đó là trước khi bón phân, kỹ thuật viên của Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên lấy mẫu đất trong vườn mô hình mang đi phân tích độ pH, chất hữu cơ, các chỉ tiêu N, P, K và Ca, Mg; đồng thời sử dụng thêm sản phẩm kali Phú Mỹ. “Mọi năm, mỗi vụ tôi bỏ phân 4 lần theo quán tính, không biết trong đất thiếu, dư gì. Lần này tôi cũng bỏ đủ 4 lần đạm và K của Phú Mỹ nhưng cân đối liều lượng theo kết quả phân tích mẫu đất. Có loại bỏ nhiều hơn, có loại bỏ ít hơn tùy theo giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu của cây”.

Chỉ sau nửa năm, chị Nga cảm nhận rõ hơn ai hết sự thay đổi trên vườn cà phê của mình. “Sắp vào thu hoạch nhưng lá vẫn xanh, dày và không bị đổ vàng chứng tỏ cây khỏe. Những năm trước tôi bỏ lượng phân nhiều hơn nhưng cây không xanh, tốt bằng năm nay. Dùng phân khác thì lá mỏng hơn nên khó chống chịu trong mùa khô. Mùa mưa vừa rồi cà phê cũng không bị rụng mấy, quả lại to đều. Hơn nữa, giờ đang mùa khô, nhưng khơi đất lên sẽ thấy ngay lớp rễ trắng, vậy là loại phân bón và cách thức, liều lượng sử dụng phù hợp với đất của mình”, chị Nga nói và chỉ sang vườn cà phê đối chứng bên cạnh để so sánh.

Ở vườn cà phê đối chứng - được canh tác theo lối truyền thống, sử dụng các loại phân bón của nhiều nhà sản xuất khác trên thị trường và không thêm kali Phú Mỹ - lá cây cà phê mỏng hơn, có dấu hiệu ngả vàng. Mật độ quả cũng ít hơn và thưa hơn so với vườn mô hình.

Theo ông Lương Đức Trí, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, hiện tượng rụng quả khá phổ biến trong vườn cà phê và do nhiều nguyên nhân, căn bản nhất là thiếu hoặc mất cân bằng các khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Ở vườn mô hình, do cung cấp đủ, cân đối các khoáng dinh dưỡng gồm cả yếu tố đa lượng (N, P, K) cũng như khoáng trung vi lượng (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu...) nên quả rụng ít hơn vườn đối chứng. Cụ thể, tỷ lệ rụng quả ở vườn mô hình có bón bổ sung phân kali Phú Mỹ là 18,6%, giảm 25,9% so với tỷ lệ rụng quả của vườn đối chứng (25,1%). Khối lượng quả, thể tích quả ở vườn mô hình cũng cao hơn vườn đối chứng lần lượt là 4,1% và 3,1%.

“Tỷ lệ tươi/nhân, một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất cà phê nhân, ở vườn mô hình cũng rất đạt nhờ tác động của phân bón kali Phú Mỹ với thời điểm và liều lượng bón phù hợp. Bình thường, 4,6kg cà phê tươi cho 1kg cà phê nhân nhưng ở vườn mô hình này khả năng 4,1kg cà phê tươi sẽ cho 1kg cà phê nhân”, ông Trí cho biết.

​​​​​Theo dõi vườn mô hình từ những ngày đầu, ông Lương Đức Trí, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, cho biết, các loại phân bón phân bón Phú Mỹ và việc bón bổ sung phân kali Phú Mỹ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây cà phê.

Cụ thể là, cà phê sinh trưởng phát triển tốt, tăng trưởng cành và tăng trưởng đốt đều cao hơn đối chứng - đây là tiền đề tạo nên năng suất vụ tiếp theo, nâng cao tính ổn định vườn cây. Các yếu tố cấu thành năng suất gồm tỷ lệ rụng quả giảm, khối lượng quả, kích thước quả, khối lượng nhân, kích thước nhân đều tăng so với công thức đối chứng. Ước tính, cà phê nhân thu hoạch cao hơn vườn đối chứng 0,79 tấn/ha (tương đương 14%), lợi nhuận cao hơn đối chứng 43 triệu đồng/ha.

Đồng thời, sử dụng các loại phân bón phân bón Phú Mỹ và phân kali Phú Mỹ giúp cây cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh hại: bệnh gỉ sắt gây hại giảm được 30,8%, rệp vảy xanh giảm 22,2% so với đối chứng.

-2969-1699418211.jpg

Cà phê "đóng cục" chi chít trên vườn cà phê mô hình bón phân Phú Mỹ.

Chừng hai tuần nữa mới đến lúc thu hoạch nhưng nhìn quả cà phê dày đặc chi chít trên cành, chị Nga tin mình sẽ có một mùa bội thu. Theo ước tính của chị, vườn mô hình 0,5ha sẽ cho 3,5 tấn cà phê nhân, cao hơn 500kg so với mọi năm trong khi chi phí đầu vào cũng sàn sàn vườn đối chứng, và chăm sóc lại nhàn hơn do cây ít sâu bệnh. Với giá cà phê nhân ở thời điểm hiện tại, chừng 58.000 - 60.000 đồng/kg, chị Nga sẽ “bỏ túi” thêm 30 triệu đồng nhờ việc bổ sung K cho cây cà phê và bón phân đúng liều lượng, đúng thời điểm

Điều quan trọng hơn là niềm vui của chị Nga hứa hẹn sẽ không dừng lại ở niên vụ này. Một đặc điểm của cây cà phê vối là không ra hoa lại trên phần gỗ đã mang quả trong vụ trước. Vì vậy, đồng thời với việc chăm bón cành quả, thì các biện pháp tác động nhằm phát triển cành và đốt dự trữ cho vụ sau là khâu kỹ thuật hết sức quan trọng để có được năng suất ổn định, tránh hiện tượng mất mùa trong năm tiếp theo. “Mọi năm tôi chăm bón kiểu gia đình nên cành không dài, nhưng năm nay ở vườn mô hình, chiều dài cành tăng thêm gần 2 gang tay, số đốt trên cành cũng nhiều hơn, chừng 7 đốt mỗi cành. Vậy nên thành quả năm sau chắc chắn sẽ rõ hơn”, giọng chị Nga hồ hởi.

Thời gian đầu chị Nga triển khai mô hình, bà con quanh vùng không ai hỏi han nhưng hai tháng đổ lại đây, nhiều người nói năm nay sao vườn khác mọi năm và hỏi chị bón phân gì mà lá xanh thế, cành dài thế. “Tôi chia sẻ cách làm với mọi người và chia sẻ cả những điều mình đã nghiệm ra. Rằng, cây cối cũng như con người, phải được cung cấp đủ chất, dư hay thiếu đều không được; và bà con vốn canh tác rất giỏi, nếu áp dụng quy trình hợp lý, bắt kịp kỹ thuật công nghệ thì sẽ tốt hơn rất nhiều”, chị Nga nói.

Bình luận