Hà Giang: Ngành Nông nghiệp tạo bước đột phá về khoa học và công nghệ

Bình luận · 115 Lượt xem

Nhằm thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020. Ngành Nông nghiệp của Hà Giang đã triển khai Kế hoạch “Tạo bước đột phá về ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông


Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Giang và các đại biểu tham quan mô hình khảo nghiệm giống lúa thuần chất lượng cao tại huyện Vị Xuyên

Đối với công tác giống cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giống cam sành Hà Giang và khảo nghiệm các giống cam chín muộn nhằm giải vụ chín của cam Sành trên địa bàn phục vụ chương trình phát triển cây cam Sành của tỉnh. Địa diểm thực hiện tại 3 huyện vùng trọng điểm cam là Vị Xuyên, Bắc Quang và huyện Quang Bình. Mục tiêu của Dự án mỗi năm sản xuất được từ 80 nghìn đến 100 nghìn cây cam giống bằng phương pháp ghép mắt sạch bệnh và đưa vào khuyến cáo được từ 1 – 2 giống cam sành chín muộn rải vụ.

Tuyển chọn bộ giống lúa thuần có năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản xuất đại trà trên địa bàn của tỉnh. Bên cạnh công tác tuyển chọn các giống lúa thuần có năng suất và chất lượng cao sẽ kết hợp với các  biện pháp thâm canh, tăng vụ phù hợp với từng vùng sinh thái. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất và nâng cao giá trị của sản phẩm. Tạo ra các vùng lúa đặc sản của địa phương hướng tới sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Công tác tuyển chọn các giống lúa thuần cho năng suất và chất lượng cao sẽ được triển khai thực hiện tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê và huyện Đồng Văn. Mục tiêu của Dự án sẽ lựa chọn ra được từ 4 – 5 giống lúa thuần bản địa có năng suất và chất lượng cao.

Tiến hành nhân giống một số giống cây dược liệu quý bằng phương pháp nuôi cấy mô và phương pháp nhân giống tự nhiên. Mục tiêu nhằm tuyển chọn, nhân giống một số loài cây dược liệu quý đã được xác định là cây dược liệu thế mạnh của tỉnh. Công việc tiến hành nhân giống cây dược liệu sẽ được tiến hành tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và huyện Quản Bạ.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thụ tinh nhân tạo nhằm cải tạo triệt để đàn trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh nhằm làm tăng năng suất, chất lượng đàn trâu, bò của tỉnh. Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi trâu, bò thông qua công tác chọn lọc, lai tạo bằng truyền tinh nhân tạo; sử dụng nguồn thức ăn sẵn có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò tại các hộ gia đình; cải thiện nâng cao mức sống cho người chăn nuôi. Địa bàn thực hiện sẽ được triển khai tại 10 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình và huyện Vị Xuyên. Dự kiến số lượng đàn bò được thụ tinh nhân tạo thành công từ năm 2017 đến năm 2020 đạt bình quân 7.150 con/năm; đàn trâu được thụ tinh nhân tạo thành công đạt bình quân 900 con/năm.

Trong lĩnh vực chế biến sẽ xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ tiến tiến vào chế biến chè đạt chất lượng chè hữu cơ tại các cơ sở chế biến, thúc đẩy việc liên kết chuỗi sản xuất – chế biến các sản phẩm chè hữu cơ. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 80% sản lượng chè búp tươi của Hà Giang được sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn chè hữu cơ. Địa diểm triển khai thực hiện tại 5 huyện vùng chè là Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên và huyện Quang Bình.

Trong công tác chế biến nguồn cây dược liệu sẽ lựa chọn, áp dụng dây chuyền công nghệ tiến tiến vào chế biến dược liệu nhằm đảm bảo sản phẩm dược liệu có đủ các tiêu chuẩn theo qui định. Phấn đấu dến năm 2020 có trên 70% sản phẩm dược liệu tươi được sản xuất tại Hà Giang được chế biến tại các cơ sở chế biến đáp ứng  đủ các tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng. Công tác chế biến cây dược liệu sẽ được triển khai tại 3 huyện Bắc Quang, Quản Bạ và huyện Xín Mần.

Trên lĩnh vực phát triển nông thôn sẽ đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trong các khâu làm đất và thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới thông minh (tưới nhỏ giọt) bằng công nghệ tưới của Israel đối với cây cam nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cam Sành Hà Giang; trước mắt sẽ triển khai cấp nước tưới cho 1,1 ha cam sành tại xã Hùng An huyện Bắc Quang; ứng dụng công nghệ nhằm làm sạch nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ nghèo và cận nghèo tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá trong giai đoạn 2018 - 2020…

 

Văn Phú

Bình luận