Nhờ vậy, huyện Chi Lăng đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như: vùng trồng na, vùng trồng cây thuốc lá, vùng trồng ớt, vùng trồng gừng…
Tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cây ăn quả các loại toàn huyện đạt 3.500 ha. Trong đó, cây na trên 1.500ha, sản lượng đạt 15.500 tấn, giá trị kinh tế ước đạt trên 400 tỷ đồng, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.500 hộ dân tại 08 xã/Thị trấn và các vùng lân cận.
Huyện Chi Lăng hiện có 86,96ha trồng na được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung tại xã Quang Lang, xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng; 05ha được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng và 968ha được các nhóm hộ cam kết sản xuất đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, được cơ quan chuyên môn của Huyện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; năm 2017, UBND xã Chi Lăng đã triển khai thực hiện mô hình rải vụ sản xuất na, quy mô 20 ha và mô hình hỗ trợ hệ thống tưới tiết kiệm với quy mô 05 ha tại thôn Quán Thanh. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, với việc rải vụ sản xuất kết hợp tưới tiết kiệm, năng suất trung bình thu được đạt 14 tấn/ha (năng suất na chính vụ đạt 08 tấn/ha, năng suất na rải vụ đạt 06 tấn/ha); giá bán na trái vụ tương đối ổn định ở mức từ 35.000 đồng/kg - 40.000 đồng/kg, na chính vụ từ 30.000 đồng/kg - 35.000 đồng/kg; sau khi trừ chi phí, thu nhập bình quân đạt khoảng 200 triệu đồng/ha.
Liên hệ địa điểm mô hình: Thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Sở Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn. Biên tập bài: Nguyễn Thị Duyên