Gương sáng về phát triển kinh tế chăn nuôi tại địa phương

Bình luận · 171 Lượt xem

Năm 2006, hưởng ứng phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình trang trại của địa phương; anh Phạm Văn Hồng sinh năm 1968 ở thôn Vân Động Nam, xã Vũ Lạc, thành phố Thái Bình với tinh thần dám ngh?

Ban đầu gia đình anh phát triển theo mô hình trang trại: đào ao thả cá, xây dựng chuồng nuôi lợn với quy mô 200 lợn thịt và 50 nái, đều cho lợi nhuận ổn định. Năm 2018, biến động từ thị trường làm giá thức ăn tăng cao, giá thịt lợn tụt dốc, cùng ảnh hưởng của dịch Tả lợn Châu Phi năm 2019, khiến kinh tế gia đình anh Hồng lao đao buộc phải bán bớt tài sản để trang trải các khoản nợ.

 

Năm 2020, dịch bệnh ở lợn vẫn còn diễn biến phức tạp, gia đình anh bắt đầu chuyển hướng sang nuôi gà thịt từ nền chuồng lợn cải tạo lại, với quy mô 2000 con/lứa và 2 lứa/năm. Tuy nhiên, sau khi cân đối lại chi phí chăn nuôi, anh thấy rằng với giá bán 50.000-52.000 đồng/kg thịt, coi như lấy công làm lãi, hiệu quả kinh tế thấp.

 

Năm 2021, được cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thái Bình định hướng, anh quyết định chăn nuôi gà sinh sản với giống gà Ai Cập, vì qua tìm hiểu anh nhận thấy: Đây là giống gà có sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng sản phẩm trứng và thịt gà Ai cập loại thải ngon (màu sắc trứng đẹp, tỷ lệ lòng đỏ cao, thơm ngon; thịt gà siêu trứng Ai Cập loại thải có chất lượng không thua kém gà ta là mấy) nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

 

Bình luận