Trong sản xuất nông nghiệp khó khăn lớn nhất của HTX là diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, kéo theo nhiều vấn đề, nhất là khó ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ máy móc, bao tiêu và tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm. Ý thức người dân trong xây dựng chuỗi liên kết còn hạn chế, chưa tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng, các doanh nghiệp.
Năng lực quản lý vận hành HTX cũng là yếu tố quan trọng trong liên kết sản xuất. Tuy nhiên với sự nỗ lực của ban giám đốc hợp tác xã đặc biệt là người đứng đầu HTX, sự đồng thuận của nông dân và sự quan tâm của các cấp, các nghành cũng là yếu tố quyết định thành công của HTX.
Trên cơ sở đó HTX đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tập trung, chuyên canh, xây dựng các vùng sản xuất rau mang tính đặc thù; từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với HTX.
Trong những năm qua HTX đã chủ động tìm kiếm, liên hệ tới các công ty, bếp ăn tập thể, hệ thống siêu thị ký hợp đồng bao tiêu các sản phẩm cho nông dân. Vụ đông xuân năm 2017, Ban giám đốc hợp tác xã đã thu mua và ký hợp đồng với Công ty TNHH HARUMIDORI Việt Nam, hệ thống siêu thị BIC C bao tiêu sản phẩm rau các loại cho nông dân được 400tấn bao gồm (su hào, cải bắp, rau cải dưa,…) Giá bản các sản phẩm cây vụ đông của nông dân cho HTX cao và ổn định so với sản phẩm nông dân bán ra ngoài thị trường và không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ 3.000-5.000đ/kg. Từ đó tạo niềm tin cho nông dân trong xã, góp phần tăng thu nhập, bộ mặt nông thôn của xã ngày một thay đổi.
Thông tin liên hệ mô hình: Xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương