Huyện Long Mỹ: Hiệu quả mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

Bình luận · 176 Lượt xem

Hiện nay, trên địa bàn xã Lương Tâm có 1 hợp tác xã thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, dù mô hình chưa phổ biến và nhân rộng nhưng hiệu quả kinh tế từ mô hình đem lại khá c

Sau khi thực hiện nhiều dịch vụ nông nghiệp khác nhau được hỗ trợ từ phía Hàn Quốc nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong muốn HTX bắt đầu tìm hiểu và bắt tay vào thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đến nay đã đem lại lợi nhuận khá cao cho HTX.

Với diện tích 1.000m2 HTX trồng khoảng 2.500 dây dưa lưới. Sau khi hạt dưa lưới được gieo từ 7 - 10 ngày, đã dần xuất hiện lá thứ 2, HTX tiến hành tập trung chăm sóc. Quá trình sinh trưởng, phát triển của loại dưa lưới là 2,5 tháng, tương đương 75 ngày tuổi sẽ cho thu hoạch, sau mỗi vụ thu hoạch thì ngưng khoảng 2 tuần để vệ sinh và có thể sản xuất liên tục 4 "vụ" mỗi năm mà không cần phụ thuộc điều kiện thời tiết. Hiện nay, HTX được đầu tư 07 nhà màng, mỗi nhà màng khoảng 1.000m2, HTX trồng xen giữa các giai đoạn phát triển của dưa để có nguồn thu hoạch liên tiếp.

Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nên dưa lưới của HTX phát triển tốt. Chỉ sau 75 ngày trồng, vườn dưa thu hoạch trên 1 tấn trái, trọng lượng từ 1,2 - 1,6 ký mỗi trái, với giá bán khoảng 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi nhà màng cho lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ, tính tổng số vụ gieo trồng trong năm thì lợi nhuận khoảng 160 triệu đồng/1000m2/năm.

Hệ thống nhà màng trồng dưa lưới của HTX có ưu điểm vượt trội, giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, HTX luôn thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn để sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mới để cho một vụ dưa đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình trồng dưa lưới của HTX luôn tuân thủ quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, bồn cây, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Không chỉ làm giàu cho HTX, mô hình trồng dưa lưới của HTX còn góp phần tạo việc làm cho 6 lao động nông thôn tham gia các công việc hàng ngày tại các nhà màng với mức thu nhập từ 1500.000 - 180.000 đồng/ngày.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của HTX đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Đây cũng là cơ hội giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

 
 
Nguyễn Quốc Sang
Khuyến nông viên xã Lương Tâm, Trạm KN huyện Long Mỹ
 
 
 

 

Bình luận