Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tìm đến thị trường nông sản Tây Bắc

Bình luận · 178 Lượt xem

Đã có 20 biên bản hợp tác được ký kết giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và doanh nghiệp xuất khẩu tại hội nghị xúc tiến thương mại tổ chức tại Yên Bái.

Sở Công Thương tỉnh Yên Bái vừa phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và xúc tiến thương mại năm 2023”. Tham gia hội nghị có lãnh tỉnh Yên Bái, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, tham tán, Thương vụ của Việt Nam tại các quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan; đại diện sở Công thương các tỉnh khu vực Tây Bắc và các nhà cung cấp, công ty và doanh nghiệp xuất khẩu.

Ông Ngô Hạnh Phúc - Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Qua nhiều năm tập trung đầu tư phát triển, tỉnh Yên Bái đã hình thành được một số vùng nguyên liệu nông, lâm sản tập trung như: gỗ rừng trồng; vùng sắn; vùng chè; vùng quế; vùng măng tre Bát Độ; Sơn Tra… Ngoài ra Yên Bái cũng đã hình thành các vùng trồng cây đặc sản: Gạo Séng Cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú lệ, chè cổ thụ Suối Giàng, cam sành Lục Yên, cây dược liệu…

Bên cạnh đó, Yên Bái có nhiều tài nguyên về khoáng sản để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng. Thị trường xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng với nhiều mặt hàng phong phú, chất lượng. Hiện nay các doanh nghiệp của tỉnh hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp đến khoảng 50 thị trường truyền thống (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ...) và hơn 30 thị trường khác.

Tỉnh Yên Bái mong muốn tranh thủ sự hỗ trợ từ địa phương và các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương và các Tham tán, Thương vụ tại các nước trong việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu. 

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu của các địa phương. Ảnh: Hiền Trang.

Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu của các địa phương. Ảnh: Hiền Trang.

Sở Công thương các tỉnh trong khu vực Tây Bắc chính là cầu nối giúp các doanh nghiệp, nhà cung cấp mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu và gia tăng giá trị hàng hóa. 

Nhiều sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh Tây Bắc có mẫu mã đẹp thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ảnh: Hiền Trang.

Nhiều sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh Tây Bắc có mẫu mã đẹp thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ảnh: Hiền Trang.

Đại diện tham tán, thương vụ các nước Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc đã trao đổi với các địa phương, doanh nghiệp về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng các nước. Các đại biểu đã thảo luận về những giải pháp để tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh hiện nay; yêu cầu chất lượng về sản phẩm xuất khẩu và hồ sơ thủ tục; tối ưu hoá nội dung bán hàng trên các kênh thương mại điện tử. 

Đã có 20 biên bản hợp tác được ký kết giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và doanh nghiệp xuất khẩu tại hội nghị xúc tiến thương mại. Ảnh: Hiền Trang.

Đã có 20 biên bản hợp tác được ký kết giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc và doanh nghiệp xuất khẩu tại hội nghị xúc tiến thương mại. Ảnh: Hiền Trang.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng việc tổ chức xúc tiến thương mại sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã của các tỉnh khu vực Tây Bắc và doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin thị trường, kết nối cung cầu hàng hóa. Giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội để mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tìm ra giải pháp hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, khắc phục những hạn chế tồn tại của doanh nghiệp, cải tiến phương thức sản xuất để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hóa tại thị trường các nước. Ngoài ra, còn triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác giữa các nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước về lĩnh vực xuất khẩu, thương mại, nông sản, lâm sản, khoáng sản.

Bình luận