Đồng Tháp: Diễn đàn KN@NN Ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi giá trị cây ăn trái vùng ĐBSCL nhằm thích ứng với

Bình luận · 188 Lượt xem

Trong 02 ngày 30/11 và 01/12/2022, Hội Làm vườn Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ với chủ đề: “Ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi g

Tham dự và chủ trì diễn đàn có PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Tiến sĩ. Phan Huy Thông - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam và ông Lê Văn Tâm – Chủ tich hội làm vườn tỉnh Đồng Tháp cùng hơn 200 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và nông dân đến từ các tỉnh: Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long và Long An. Riêng tại Hậu Giang có ông Lê Minh Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp cùng các CBKT Trung tâm Khuyến nông và DVNN, Trạm khuyến nông huyện Châu Thành, Châu Thành A và 10 nông dân tham dự diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGs.Ts. Nguyễn Xuân Hồng cho biết rằng vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất cây ăn quả của cả nước với nhiều chủng loại rất phong phú và đa dạng. Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (năm 2021), tổng diện tích trồng cây ăn quả của vùng ĐBSCL là xấp xỉ 390.000 ha, chiếm 33,1% diện tích cả nước. Trong đó có một số loại cây ăn quả chủ lực như: Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, măng cụt, vú sữa... và cũng là vùng có sản lượng và giá trị xuất khẩu trái cây lớn nhất cả nước. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam hơn 3,55 tỷ USD, trong đó xuất khẩu trái cây tươi và chế biến của vùng chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh  lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái ở vùng còn có nhiều thuận lợi như: nông dân có kinh nghiệm lâu năm về canh tác cây ăn quả, sự quan tâm của các ngành, đặc biệt là các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, liên kết chuỗi, xúc tiến thương mại… đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ăn quả nói riêng. Giá trị sản xuất và thu nhập từ kinh tế vườn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp của Vùng. 

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cố vấn chương trình diễn đàn cho biết thêm rằng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: giống tốt, kỹ thuật rải vụ, công nghệ tưới, bón phân, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hành nông nghiệp tốt (GAP)… được áp dụng rộng rãi, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng sản phẩm. Đồng thời, phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, gắn kết đầu tư qua hợp tác xã để tạo điều kiện thúc đẩy áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sơ chế, đóng gói, bảo quản trái cây nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Cũng tại diễn đàn, các nhà nông được trao đổi, giao lưu với diễn giả về các quy định về đầu tư hỗ trợ trong phát triển, hoạt động của hợp tác xã để nâng dần chất lượng cũng như phát triển bền vững hơn. Trao đổi những vấn đề liên quan đến một số kỹ thuật canh tác cây ăn quả, mã số vũng trồng cũng như những vấn đề khó khăn trong khâu liên kết, tiêu thụ và những vấn đề đảm an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh sản phẩm,... Đồng thời, những vấn đề thắc mắc trên được các diễn giả, nhà khoa học giải đáp cho nông dân rất cụ thể và đáp ứng được hầu hết các vấn đề nông dân quan tâm.

Phát biểu bế mạc diễn đàn, TS. Phan Huy Thông - Phó chủ tịch hội làm vườn Việt Nam cho biết rằng, trong bối cảnh giá phân bón, vật tư đầu vào tăng; Các nước nhập khẩu đòi hỏi những tiêu chuẩn khắc khe hơn về chất lượng cũng như những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn vệ sinh lao động, hạn chế phát thải khí nhà kính, không sử dụng lao động trẻ em, ghi nhật ký sản xuất cụ thể, rõ ràng,... Do đó, đòi hỏi người nông dân ngày nay phải cập nhật những kiến thức mới thường xuyên, nắm bắt nhanh những khoa học công nghệ, những tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu nếu muốn nông sản xuất khẩu. Đồng thời, phải liên kết lại thành vùng sản xuất lớn, tập trung thông qua hình thức Hợp tác xã để thuận tiện trong ký kết hợp đồng, tìm đầu ra, cũng như chế biến sản phẩm, cùng ứng dụng một quy trình sản xuất để chất lượng sản phẩm ngày càng đồng đều, đa dạng hóa các sản phẩm từ ăn tươi đến chế biến hoặc trữ đông. Và từ đó, mới nâng dân chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân để hướng đến sản xuất nông nghiệp ngày càng bền vững hơn./.

Bình luận