Huyện Châu Thành: Tập huấn “Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu”

Bình luận · 167 Lượt xem

Ngày 15/6/2023 Sở khoa học ứng dụng công nghệ tỉnh Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức buổi Tập huấn “Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu”, tại hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành,

Ngày 15/6/2023 Sở khoa học ứng dụng công nghệ tỉnh Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức buổi Tập huấn “Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chạch lấu”. Tại Hội trường UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Đến dự buổi tập huấn có ThS. Lê Trung Đỉnh – Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ - Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II; Ks.Lê Quốc Yên – Cán bộ sở khoa học ứng dụng công nghệ tỉnh Hậu Giang; Bà Vương Thị Thơm – Trưởng trạm Chăn nuôi-Thú y huyện Châu Thành; Ông Nguyễn Văn Tho – Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Ngã Sáu và  hơn 30 nông dân trên địa bàn thị trấn Ngã Sáu tham dự.

Tại buổi tập huấn, đại biểu được nghe ThS. Lê Trung Đỉnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới trong nuôi cá chạch lấu, cũng như các kỹ thuật nuôi trên ao, nuôi trong giai, nuôi trong bể, nuôi trong lồng bè và hướng dẫn cặn kẻ kỹ thuật nuôi và phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá chạch lấu. Trong buổi tập huấn đã có nhiều ý kiến sôi nổi xoay quanh những câu hỏi thắt mắt trong kỹ thuật nuôi và đều được ThS. Lê Trung Đỉnh giải đáp những thắt mắc, khó khăn trong khi nuôi cá chạch lấu về các vấn đề bệnh thường gặp.

Ông Nguyễn Văn Tho – Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Ngã Sáu đánh giá cao trong buổi tập huấn, nhằm giúp bà con trong Hội viên nông dân trên địa bàn nấm vững kỹ thuật nuôi cũng như phòng một số  bệnh thường gặp trên cá chạch lấu, những kiến thức cơ bản cho các hộ đang nuôi và chuẩn bị nuôi về kiến thức cơ bản để góp phần làm giàu cho quê hương, cho đất nước, trên loài cá có giá trị kinh tế cao.

Qua hơn một buổi làm việc với các nội dung, buổi tập huấn kết thúc đã tạo hiệu ứng tốt, sự hài lòng của bà con nông dân vì đã giải đáp kịp thời được những yêu cầu, thắc mắc của bà con đặt ra trong điều kiện nuôi hiện nay. Giúp bà con nông dân có thêm kiến thức về những tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm của nông dân có thể áp dụng vào thực tế sản xuất, tìm hướng đi đúng đắng trong quá trình canh tác loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Các nông hộ chia sẽ những kiến thức từ các viện, trường góp phần phát triển nên nông nghiệp bền vững hơn.

Bình luận