Nông trại hữu cơ cung cấp thực phẩm sạch cho du lịch

Bình luận · 179 Lượt xem

Tại bản vùng cao thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước. Bùi Doanh và Hà Nam Ninh làm nông trại theo hướng hữu cơ, cung cấp sản phẩm cho homestay và doanh nghiệp.

Tại bản Son Bá Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa, Bùi Doanh (sinh năm 1988) và Hà Nam Ninh (sinh năm 1998) đã triển khai dự án nông trại hữu cơ độc đáo, đem lại thu nhập và giá trị cho cả cộng đồng.

Nông trại hữu cơ của Ninh và Doanh tập trung vào việc trồng rau sạch như lá lốt, dưa chuột, ớt, mướp đắng,…Rau được trồng theo hướng hữu cơ là không sử dụng phân bón hoá học, không thuốc trừ sâu hoặc diệt cỏ, không dùng chất kích thích sinh trưởng.

Khu vực đất trồng màu mỡ, không ô nhiễm, gần nguồn nước sạch và có đủ ánh sáng tự nhiên, chọn giống cây không biến đổi gen, thích hợp với khí hậu.

Hai bạn trẻ đã thành công trong việc trồng những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và an toàn cho sức khỏe, đồng thời đóng góp vào việc duy trì mô hình nông nghiệp có lợi cho môi trường và cộng đồng.

Các sản phẩm hữu cơ tại vườn chủ yếu được đưa vào cho homestay trên bản Son Bá Mười, nhằm mục đích chế biến đồ ăn cho khách du lịch, cung cấp cho doanh nghiệp thu mua.

Vườn rau ở đây không chỉ cung cấp thực phẩm cho các khách du lịch đến homestay mà còn chế biến ra sản phẩm độc đáo, mà khách hàng có thể lựa chọn để mang về làm quà lưu niệm sau chuyến du lịch.

Mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ còn thu hút nhiều khách du lịch trại nghiệm thu hoạch rau sạch, thưởng thức ngay tại vườn, tận hưởng không khí xanh sạch tại bản Son Bá Mười. Khách hàng đến homestay nơi đây chủ yếu là các du khách nước ngoài.

Ngoài việc cung cấp những sản phẩm tươi cho du khách. Hai bạn trẻ còn sử dụng máy làm lạnh để đảm bảo sản phẩm luôn tươi ngon. Sản phẩm sau đó được đóng gói thành trà hoặc bột mướp đắng, tạo thành những sản phẩm độc đáo với giá trị dinh dưỡng cao.

Quy trình sản xuất cụ thể: sau khi thu hoạch, cả nhóm sử dụng máy vắt và thực hiện quá trình sấy ở nhiệt độ 60 độ trong 17 tiếng. Kết quả là những sản phẩm bột tía tô, bột ca le với chất lượng và hương vị tuyệt vời. Nhóm bạn đưa sản phẩm ra máy để nghiền mịn và đóng gói với nhãn mác thân thiện với môi trường.

Với mức giá hợp lý, sản phẩm của nhóm có mức giá dao động từ 100k đến 300k. Ví dụ, bột tía tô có giá 150k và bột ca le có giá 300k cho 150g. Nhóm bạn trẻ còn có dự định sử dụng lá ngải để làm gối và cả những viên nhang thảo dược.

Mô hình rau sạch này hiển thị tiềm năng mạnh mẽ để phát triển và đóng góp đáng kể vào việc bảo đảm sự bền vững của ngành nông nghiệp địa phương. Điều này có thể bao gồm cung cấp việc làm, tạo ra cơ hội kinh doanh cho các nông dân và nhà sản xuất địa phương, và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trong khu vực.

Bình luận