2017, và hiện chỉ mới bước dần vào giai đoạn huề vốn.
Dù vậy, điều an ủi là Tuấn Ngọc đã xây dựng được kênh phân phối, dần có được thương hiệu trên thị trường và niềm tin người tiêu dùng.
"Đây mới chỉ là thành công ban đầu, bởi làm nông nghiệp, rau thủy canh lại là phương pháp trồng mới nên phải đánh đổi rất nhiều. Tôi đã xác định cần 7-8 năm để xây dựng thương hiệu. Phải có lập trường vững vàng thì mới đi đường dài, mới thành công với nông nghiệp đô thị", vị giám đốc này tự nhủ.
Nói về tương lai, với mô hình trồng rau thủy canh nhà kính có thể cho năng suất cao gấp 4-5 lần cách trồng truyền thống, anh Tuấn cho biết đã nghiên cứu thành công phương pháp trồng thủy canh với nhiều loại rau ăn củ khác như dâu tây, súp lơ, cà chua... nên dự tính mở rộng diện tích, đa dạng thêm chủng loại để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong đó, sản phẩm rau xà lách thủy tinh được trồng thủy canh vùng nóng nhưng đang cho năng suất ngang với trồng tại Đà Lạt, mô hình này đã được chuyển giao thành công cho nông dân ở nhiều tỉnh thành, trong đó có xứ nóng Ninh Thuận.
Theo anh Tuấn, để hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp đô thị, theo hướng công nghệ cao như chủ trương, TP cần có thêm nhiều chính sách khuyến khích như dành nguồn vốn vay với lãi suất thấp, đặc biệt là tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng trên đất nông nghiệp, hỗ trợ kênh tiêu thụ sản phẩm...
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 21-10, ông Đinh Minh Hiệp - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM - cho rằng Hợp tác xã Tuấn Ngọc đang được xem là đơn vị trồng rau thủy canh có diện tích lớn nhất TP và là mô hình hay khi không chỉ đi theo hướng nông nghiệp đô thị được TP khuyến khích, mà có sự liên kết của nhiều nông dân để cùng phát triển, chuyển giao công nghệ và sản xuất tại các tỉnh để cung ứng lại cho thị trường TP.
"Phát triển nông nghiệp công nghệ cao góp phần đưa ra nhiều sản phẩm chất lượng, phù hợp với xu hướng phát triển, với quỹ đất nông nghiệp TP ngày càng thu hẹp. Do đó, TP sẽ xem xét đưa ra các chính sách để hỗ trợ lĩnh vực này phát triển như ưu đãi nguồn vốn vay với lãi suất thấp, công nghệ sản xuất...", ông Hiệp nói.